ĐẮM MÌNH VÀO KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN | Antamtour.vn

ĐẮM MÌNH VÀO KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 10/03/2019

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại từ tháng 11- 2015. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này không ai khác chính là cư dân các dân tộc Tây Nguyên.

Với họ, cồng chiêng là tài sản quý giá, biểu tượng cho sự quyền lực và giàu có, đã có một thời, một chiếc chiêng giá trị bằng 2 con voi hoặc phải đôi bằng 20 con trâu. Chiếc cồng chiêng cùng với tiếng ngân vang của nó gắn bó với người dân Tây Nguyên như cơm ăn nước uống hằng ngày, trở thành một phần máu thịt và theo họ suốt cuộc đơi.

Ngày nay, không chỉ riêng người dân nơi đây quý trọng  tiếng cồng chiêng nữa, mà nó đã trở thành báu vật, niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam, điều thu hút khách du lich cả trong và ngoài nước.

 

Cồng chiêng Tây Nguyên

Đến du lich Tây Nguyên, lắng nghe cách mà người dân nơi đây đánh cồng bằng cả tình cảm và sự nhiệt huyết, du khách sẽ thực sự cảm nhận được văn hóa cồng chiêng đã ăn sâu vào đời sống của họ như thế nào. Tiếng cồng chiêng vang lên chào đón sự ra đời của một sinh linh, khẳng định sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng, tiếng cồng chiêng này sẽ theo suốt quá trình trường thành, nên người của đứa trẻ đó, cho đến khi già đi, trở về với đất mẹ, tiếng cồng chiêng lại vang lên như một lời tiễn biệt.

Tiếng cồng vang lên không chỉ là tiếng va đập của kim loại, nhắm mắt lắng nghe và cảm nhận, bạn sẽ nhận thấy tiếng cồng chính và sự chứa đựng tâm trạng, ý muốn biểu đạt vui buồn của chính những người đánh ra nó, có hồn, rất âm vang nhưng đầy tao nhã.

Vì vậy mà cũng không lạ gì khi chúng ta nghe được trong lời kể của những người con Tây Nguyên, nghe một tiêng cồng phát lên từ nơi xa, họ có thể hiểu được cảm xúc mong muốn chứa đựng trong tiếng cồng đó.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

 Đặt chân đến Tây Nguyên, tham gia vào một lễ hội cồng chiêng, hay đơn giản chỉ là đợt đánh cồng chiêng của một bản làng, du khách sẽ nhận thấy một cảm giác thưởng thức âm nhạc  độc đạo mà không dụng cụ âm nhạc nào có thể mang lại. Nhiều chiếc cồng chiêng đanh lên giữa núi rừng, không phải nơi tráng lệ để diễn ra một bản hợp xướng, nhưng đính thực chúng ta như đang được chiêu đãi một bữa tiệc âm nhạc vừa thịnh soạn vừa mạnh mẽ vô cùng đã tai, khảm đến tận trái tim của người thưởng thức.

Khi tiêng chiêng đầu tiên vang lên, dàn hợp tấu bắt đầu, nhịp điệu sẽ luôn mang tính dồn dấp, mạnh mẽ, thể hiện sức sống, sự đoàn kết, ý chí vươi lên của cồng đồng người nơi đây, giúp khơi dậy ý chí của mỗi con người.

Hãy để để Antamtour đồng hành cùng bạn trong chuyến du lich Tây Nguyên này nhé!

Xem thêm tại: Tour Tây Nguyên

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo