TÌM VỀ NHỮNG NGÔI ĐỀN THIÊNG NHẤT NGHỆ AN ! | Antamtour.vn

TÌM VỀ NHỮNG NGÔI ĐỀN THIÊNG NHẤT NGHỆ AN !

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 14/02/2020

NHỮNG NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG Ở CỬA LÒ

Nhắc đến Nghệ An người ta sẽ nghĩ ngay đến Biển Cửa Lò xinh đẹp với những món ăn hải sản tươi ngon nức tiếng. Nhưng thế là chưa đủ bởi Cửa Lò có có những  điểm du lịch tâm linh cực kỳ linh thiêng mà chúng ta không nên bỏ qua khi có cơ hội ghé thăm mảnh đất này .

Hãy theo chân chúng tôi cùng khám phá những ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ trong dịp đầu xuân nhé!

Đền Cờn

Nói đến những ngôi đền linh thiêng của mảnh đất xứ Nghệ thì người ta sẽ nhớ ngay đến câu thơ " Nhất Cờn, nhì Qủa , Bạch Mã , Chiêu Trưng " .Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất của đất Nghệ An.

Nằm tọa lạc tại thị xã Hoàng Mai (trước đây thuộc huyện Quỳnh Lưu) tỉnh Nghệ An và chỉ cách Hà Nội 230 km về phía nam, cách thành phố Vinh Nghệ An 75km về phía bắc nên rất thuận tiện để du khách ghé thăm mỗi dịp đầu xuân hay cùng gia đình nghỉ mát tại Cửa Lò.
Đền Cờn là tên gọi chung cho cả hai ngôi đền là đền Cờn trong và đền Cờn ngoài và đứng đầu tứ thiêng. Nơi đây không chỉ linh thiêng mà còn có cảnh quan xinh đẹp, mang đậm dấu vết lịch sử và có một sự tích kỳ bí.

Đứng sau đền Cờn là đền Quả ở Bạch Ngọc (Đô Lương) thờ Lý Nhật Quang; đền Bạch Mã ở Võ Liệt (Thanh Chương) thờ Phan Đà, một võ tướng thiếu niên của Lê Lợi; rồi đến đền Chiêu Trưng Vương Lê Khôi, trước ở Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sau ở xã Nghĩa Liệt, dưới chân núi Lam Thành (Hưng Nguyên), nơi đã từng là trấn lỵ của trấn Nghệ An trong nhiều đời và qua nhiều thế kỷ. 

Có rất nhiều câu chuyện về sự tích ngôi đền này. Tuy nhiên truyền thuyết được mọi người truyền tai nhau nhiều nhất là : Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn.

Quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông. Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ.

Dân làng chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm..Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần. Đền Cờn trong thờ tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương.

Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy.

Đền Cờn ngoài cách đền Cờn trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng.

Đền Quả Sơn

Đền Quả Sơn toa lạc tại chân núi Quả, thuộc làng Miếu Đường, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương. Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là Hoàng tử con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn.

Người có công khai dân lập ấp, đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, mở mang ngành nghề phát triển kinh tế nông nghiệp vùng đất Hoan Châu cách đây 1.000 năm.Trong đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó có tượng Lý Nhật Quang to bằng người thật, tư thế ngồi, hai tay bắt quyết để ngửa trên đầu gối.

Bức tượng đặt trong cung cấm, chỉ đến ngày lễ trọng mọi người mới được chiêm bái. Hằng năm cứ vào ngày 19 đến 21 tháng Giêng bà con nơi đây sẽ tổ chức lễ hội đền Qủa Sơn để tưởng nhớ công đức của Uy Minh Vương và thể hiện tư tưởng " uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam .

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã nằm ở  thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương . Ngôi đền thờ Phan Đà - vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh ở thế kỷ XV. Chuyện kể rằng vào thế kỷ XV có một người anh hùng tên Phan Đà ngày đêm tập hợp nghĩa quân tập luyện để chống giặc Minh .

Đến năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh thì tướng Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh xã Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu tiêu diệt địch.

Trong một lần cải trang sang sông nắm tình hình của giặc, Phan Đà ghé vào buổi hát hội do dân làng tổ chức thì bị lộ. Một mình ông tả xung hữu đột với quân thù và bị chém trọng thương. Biết chủ mình lâm nạn, con ngựa chiến trung thành lồng lộn, hý vang trời phá vòng vây bơi qua sông trở về căn cứ và khi về đến căn cứ thì Phan Đà tắt thở.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao to lớn của Phan Đà đã sắc phong cho ông làm “Đô thiên đại đế Bạch Mã Thưởng đẳng phúc thần”, đồng thời cấp tiền, giao cho quan sở tại xây dựng ngôi đền bề thế, tổ chức cúng tế hàng năm để tưởng nhớ ông, mà nhân dân thường gọi là đền Bạch Mã.

Mỗi dịp xuân về cứ đến ngày 9 -10 tháng 2 âm lịch dân làng sẽ tổ chức lễ hội linh đình để tưởng nhớ tới công lao to lớn của ông.

Đền Cuông 

Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, là ngôi đền thiêng thờ Thục An Dương Vương. Đền thờ Thục Phán An Dương Vương người đã có công đánh Tần đuổi Triệu mang lại độc lập tự do cho dân tộc, gây dựng non sông gấm vóc nước Âu Lạc ta và tướng quân Cao Lỗ, vị danh tướng có công chế tác nỏ thần giữ yên bờ cõi cho dân tộc.

Hàng năm, cứ vào ngày 13 - 16/2 âm lịch, đông đảo du khách thập phương cùng nhân dân xứ Nghệ lại nô nức trẩy hội Đền Cuông để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của Thục Phán An Dương Vương. Gắn liền với đền Cuông còn có một câu chuyện vô cùng bi thương giữa Trọng Thủy , Mỵ Châu và An Dương Vương . 

Tương truyền, bên bờ biển này chính là nơi An Dương Vương đã chém Công Chúa Mỵ Châu rồi theo Thần Kim Quy xuống biển, khởi nguồn của sự tích Ngọc Trai.Sách chép rằng: Sau khi cùng Mỵ Châu lên ngựa phóng về phương Nam, tới nơi bờ biển chắn ngang, đường bị cắt đứt, đò giang không thấy bóng người.

An Dương Vương kêu lên rằng: “Trời đã bỏ ta, hỡi sứ giả đại giang mà ta đã gặp, hãy cứu ta!”. Từ mặt nước, thần Kim Quy nhô lên và nói: “Bệ hạ đang mang theo kẻ thù trên lưng ngựa. Cớ sao còn để làm gì?”. Thục An Dương Vương rút kiếm định chém đầu Mỵ Châu.

Nàng khẩn khoản lạy thưa: “Nếu vì lòng phản bội mà hại phụ vương thì sau khi chết con sẽ trở thành cát bụi. Nhưng có hiếu nghĩa mà chết oan, thì con sẽ trở thành ngọc quý…”. Vừa dứt lời, An Dương Vương chém Mỵ Châu.

Nàng nằm sóng soài trên cát trắng, máu nàng chảy xuống biển, những con trai hớp được, cô lại trong lòng thành ngọc quý lấp lánh kỳ diệu. Những sự kiện trên diễn ra ở núi Mộ Dạ, tống Cao Xá, phủ Diễn Châu.

Đền Đức Hoàng 

Đền Đức Hoàng tọa lạc tại xã Phúc Thành , huyện Yên Thành , Nghệ An . Ngôi đền được xây dựng vào năm 1505 thờ Hoàng Tá Thốn - vị tướng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XIII. Sách chép rằng ông sinh ra trong một gia đình chài lưới ở thôn Vạn Phần .

Vốn thông minh, dũng mãnh , gan dạ lại có tài bơi lội tuyệt đỉnh nên ông đã được gia nhập đội thủy quân thiện chiến của Trần Hưng Đạo chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2.

Năm 1288, khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn được giao trọng trách thống lĩnh hàng vạn quân thủy và tàu chiến, trận chiến thắng thủy quân ta với chiến thuật lặn sâu đục thuyền giặc, phá tan chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trên sông Bạch Đằng đã góp phần to lớn làm nên đại thắng đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi.

Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã phong cho Hoàng Tá Thốn chức “Sát Hải Đại Vương” thống lĩnh quân đội phòng giữ vùng duyên hải.Khi vinh quy bái tổ, thấy cảnh xóm làng tiêu điều, dân tình khổ cực, ông đã đưa dân cư ven biển Vạn Phần lên vùng đất Yên Thành khai hoang, lập làng.

Sau khi ông mất triều đình cho lập đền thờ ông ở nhiều nơi trong có có đền Đức Hoàng ở Yên Thành là cổ kính và linh thiêng nhất . Cứ vào ngày 30 tháng Giêng đến mồng 2 tháng hai là nhân dân lại tổ chức lễ hội linh đình nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

Trên đây là những ngôi đền vô cùng linh thiêng của mảnh đất xứ Nghệ địa linh nhân kiệt . Nếu bạn về du lịch Cửa Lò hoặc đi du xuân đầu năm thì nhất định phải ghé qua đây cầu sức khỏe, bình an và tài lộc cho toàn gia đình . Còn nếu cần thiết kế tour nghỉ dưỡng và thăm viếng đền chùa Nghệ An thì hãy liên hệ với Antamtour để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình!

THAM KHẢO TOUR CỦA LÒ 3 NGÀY

Thông tin cần hỗ trợ liên hệ: Công ty du lịch An Tâm

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo