Du lịch Yên Tử là một thắng cảnh ở huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng đông bắc của Việt Nam. Từ Hà Nội du khách có thể đi xe ô tô vượt quãng đường khoảng 115km để tới Yên Tử. Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người chọn con đường cũ để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6km đã được làm nên bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện mặc dù độ dốc khá lớn. 

Du khách có thể được nghe câu chuyện về sự tích cái tên suối Giải Oan trước khi đặt chân lên "đường tùng", xuyên qua cánh rừng tùng có nhiều cây cổ thụ trên dưới bảy trăm năm tuổi, vượt qua dốc Lò Rèn (theo các câu chuyện còn lưu truyền thì tại đó xa xưa có đặt một xưởng rèn công cụ sản xuất và vũ khí). Đến chùa Hoa Yên, du khách tạm dừng chân để ngắm nhìn một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú đã từng đi vào thơ ca của Huyền Quang Lý Đạo Tái, một trong ba vị tổ của Thiên phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang).
Bên sườn dốc đường lên núi, du khách bắt gặp một ngọn tháp đá rêu phong cổ kính được gọi là Tháp Tổ nằm trên ngọn núi Trán Rồng (núi Ngọc). Trong khu vực Tháp Tổ, hai bên tháp có hai giếng nước tự nhiên được coi là "mắt rồng" linh thiêng. Theo một nhánh rẽ, đi một quãng đường ngắn là đến thác Ngự Dội, mùa mưa nước tuôn trắng xóa, tạo nên cảnh tượng độc đáo. Ngược lên độ cao 800 mét, du khách ghé thăm chùa Bảo Sái, một trong những ngôi chùa được xây dựng gần như sớm nhất trong hệ thống chùa chiền của khu di tích nơi đây. Ngược tiếp lên con đường dẫn tới đỉnh núi, du khách được ngắm nhìn hòn Vọng Phu trông giống như hình người mẹ bồng con đứng lặng giữa trời,một hình ảnh gợi lên trong lòng du khách biết bao nhiêu cảm xúc về thiên nhiên, thân phận con người.
Bên sườn dốc đường lên núi, du khách bắt gặp một ngọn tháp đá rêu phong cổ kính được gọi là Tháp Tổ nằm trên ngọn núi Trán Rồng (núi Ngọc). Trong khu vực Tháp Tổ, hai bên tháp có hai giếng nước tự nhiên được coi là "mắt rồng" linh thiêng. Theo một nhánh rẽ, đi một quãng đường ngắn là đến thác Ngự Dội, mùa mưa nước tuôn trắng xóa, tạo nên cảnh tượng độc đáo. Ngược lên độ cao 800 mét, du khách ghé thăm chùa Bảo Sái, một trong những ngôi chùa được xây dựng gần như sớm nhất trong hệ thống chùa chiền của khu di tích nơi đây. Ngược tiếp lên con đường dẫn tới đỉnh núi, du khách được ngắm nhìn hòn Vọng Phu trông giống như hình người mẹ bồng con đứng lặng giữa trời,một hình ảnh gợi lên trong lòng du khách biết bao nhiêu cảm xúc về thiên nhiên, thân phận con người.
Du lịch Lễ Hội 2016
Men theo sườn núi, du khách sẽ lên đỉnh Phù Vân, thăm chùa Đồng ở đỉnh cao nhất của núi Yên Tử (1.068 mét) và cũng là đỉnh cao nhất trong các ngọn núi ở vùng Đông Bắc nước ta. Từ nơi đó, vào những ngày quang mây, trời trong và nắng có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp bao la của đất trời Yên Tử. Danh sơn Yên Tử không chỉ là nơi hành hương của các tăng ni phật tử gần xa mà cũng là nơi du khách tìm về để thỏa lòng tâm linh của mình với phật pháp, đồng thời làm giàu thêm vốn hiểu biết địa lý, lịch sử về đất nước, quý trọng những trang sử hào hùng; những di sản văn hóa, tinh thần mà cha ông để lại.
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Antamtour cung cấp trên đây có thể giúp quý khách giải đáp phần nào nhưng thắc mắc về danh sơn Yên Tử. Chúc quý khách du xuân an toàn và vui vẻ!!!
