Tây Yên Tử là một nhánh khác thuộc danh sơn Yên Tử, nơi hình thành của thiền phái trúc lâm Yên Tử. Đây là một địa điểm mới được đưa vào phát điểm du lịch tâm linh và tham quan. Tây Yên Tử là một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với thiền phái Trúc Lâm và Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Yên Tử đã có lịch sử hơn 700 năm và là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo, khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa và lên núi tu hành. Vua đã cho xây dựng rất nhiều công trình lớn, nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
các điểm tham quan nổi bật ở Tây Yên Tử
Không gian của Phật giáo Trúc Lâm xưa trải rộng ở hai bên sườn Đông-Tây. Mỗi chùa bên Tây tương ứng có chùa bên Đông. Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu, từ xa xưa, vua Trần Nhân Tông chọn con đường lên Yên Tử chính là từ chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)-nơi trung chuyển Thăng Long và Yên Tử.
Con đường tu hành bắt đầu từ chân núi lên cao dần và hiện tại chính là chùa Đồng. Do đó, nếu Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, nơi lưu giữ xá lị sau khi viên tịch, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài.
Tour Tây Yên Tử 1 ngày xuất phát tại Hà Nội
Theo thông tin chính thức từ Sở Văn hoá, thể thao và du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bắc Giang sau khi khảo cứu lịch sử và những di tích đã được khai quật, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của người Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.
Kinh nghiệm đi du lịch Tây Yên Tử
Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội