Dân tộc Tày Sapa chiếm 4,74% dân số trên địa bàn huyện. Họ thường lập bản ở dưới lòng thung lũng, bên bờ các suối lớn có đồng ruộng bằng phẳng như; Thanh Phú, Nậm Sài, Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải. Người Tày ở trong những ngôi nhà sàn lợp mái ngói hoặc lá cọ, có ba gian. Bàn thờ đặt ngay gian giữa, phía trước bàn thờ là nơi tiếp khách.
Hai gian còn lại kê giường ngủ, đặt khung dệt vải, có gác xép ở bên trên. Gầm của nhà sàn được dùng làm nơi xay thóc, xay ngô và cất chứa nông cụ. Khi bạn đặt tour sapa, đừng quên vào tham quan bản làng của người Tày nơi đây nhé!
Sa Pa là vùng đất xinh đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều sắc tộc cùng chung sống. Du lịch Sapa ngày chợ phiên du khách sẽ không khỏi thích thú với đủ mọi váy áo rực rỡ của các dân tộc H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng biệt, trong bài viết này, hãy cũng Antamtour tìm hiểu về bản sắc dân tộc Tày ở Sapa nhé!
BẢN SẮC NGƯỜI TÀY Ở SAPA- LÀO CAI
+ Địa điểm sinh sống chủ yếu: Thanh Phú, Nậm Sài, Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải
BẢN SẮC NGƯỜI TÀY Ở SAPA- LÀO CAI
+Nguồn sống chủ yếu của người Tày là nông nghiệp, ruộng nước. Nền nông nghiệp của người Tày tương đối phát triển. Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh.
+ Trang phục truyền thống của người Tày cũng rất đặc trưng: Phụ nữ mặc áo dài tứ thân vải lanh, màu chàm, đội khăn mỏ quạ tươi màu. Đàn ông mặc quần chân què, đội khăn carô. Trang phục của người Tày có màu sắc giản dị, ít thêu thùa. Người Tày ít có thói quen dùng trang sức.Vào những dịp lễ tết hội hè thì mặc thêm áo dài năm thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hoặc cúc đồng. Phụ nữ thì đội khăn vuông gập chéo giống khăn mỏ quạ của người Kinh. Ngày nay vào các bản du khách sẽ thấy phụ nữ Tày phục sức giống như người Kinh duy chiếc khăn đội đầu thì không thay đổi.
+ Người Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn như hát lượn, hát khắp. Hát lượn thường diễn ra trong những đêm hội hè hay có khách từ phương xa đến. Hát khắp thì gần giống như hát quan họ vùng Bắc Ninh của người Việt. Vào tháng giêng hàng năm đồng bào lại tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) tại bản Tả Van vào ngày rằm cầu mong Thần Nông- vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản- mang đến cho bản làng mùa màng tươi tốt, hội xòe ở trung tâm xã Thanh Phú vào ngày mồng 4, hội hát then ở Bản Hồ vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.
BẢN SẮC NGƯỜI TÀY Ở SAPA- LÀO CAI
Lễ hội múa xoè ở Tà Chài Sapa
+ Thời gian diễn ra lễ hội múa xoè Tà Chải: Hội xoè Tà Chải được tổ chức vào ngày 05/01 âm lịch hằng năm, là một lễ hội đầu năm để cầu cho mùa màng tươi tốt, thóc gạo đầy nhà, đời sống người dân trong làng được ấm no, suôn sẻ.
BẢN SẮC NGƯỜI TÀY Ở SAPA- LÀO CAI
+ Nghi lễ của lễ hôi khá đơn giản, chỉ với một mâm lễ vật được bày biện dưới gốc cây nêu to, thể hiện lòng thành của bà con dân tộc Tày với Thần Nông - vị thần cai quản ruộng nương. Sau khi thầy cúng thực hiện tất cả các nghi thức cần thiết, người dân làng sẽ cùng tụ tập ra khoảng sân trống và tham gia múa xoè trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã. Những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc cùng âm nhạc rộn rã với nhiều âm điệu, những gương mặt tươi vui làm nên không khí lễ hội sôi nổi và vô cùng độc đáo
+ Các điệu múa được lần lượt thay đổi như: điệu xòe tập hợp, xòe đôi, xòe bốn, xòe chào... , cùng các điệu múa Tày truyền thống như: múa xuống đồng, múa địu, múa gieo hạt, múa thu hoạch, múa lên nương... thể hiện những nét uyển chuyển, quyến rũ.
☎ Chúc quý khách có một hàng trình tour đi sapa thật vui vẻ và ý nghĩa, mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng liên hệ du lịch An Tâm
Tham khảo: Tour Sapa 3 ngày 2 đêm