Chùa An Lạc là chốn địa linh nổi tiếng, thu hút đông đảo không chỉ người địa phương mà còn du khách thập phương về thăm quan, chiêm bái mong cầu sức khỏe, tình duyên, sự nghiệp… Cùng Antamtour khám phá ngay bạn nhé!
- Giới thiệu về chùa An Lạc
- Lịch sử chùa An Lạc
- Điểm thu hút của chùa An Lạc
- Khóa tu tại chùa An Lạc Thủ Đức
- Hướng dẫn di chuyển đến chùa An Lạc
- Những lưu ý khi đi lễ chùa An Lạc
Giới thiệu về chùa An Lạc
Chùa An Lạc ở đâu? Chùa An Lạc tọa lạc ở số 1000 đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí trên Google maps
Trụ trì chùa An Lạc Thủ Đức hiện nay là Đại đức Thích Thiện Tuệ (được bổ nhiệm vào năm 2020).
Không gian chùa An Lạc rất thoáng đãng với nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh mát, khiến du khách cảm thấy sự yên bình và trong lành.
Chùa An Lạc quận Thủ Đức là điểm đến lý tưởng cho du khách thăm quan và lễ Phật cầu bình an, tài lộc, đồng thời cũng là nơi để tìm về sự an yên, tự tại trong tâm hồn, Phật tử đến chùa tu học có thể cầu được nhiều an lạc như tên chùa.
Lịch sử chùa An Lạc
Chùa An Lạc Phạm Văn Đồng ban đầu chỉ là một am nhỏ được hình thành từ năm 1965 do hòa thượng Thích Trí Lành xây dựng. Đến năm 1972, nơi đây được tôn tạo lân một trở thành ngôi chùa.
Năm 2019, chùa An Lạc được tôn tạo một lần nữa và xây dựng lại ngôi Tam Bảo nghiêm trang như ngày nay.
Điểm thu hút của chùa An Lạc
Tổng thể kiến trúc chùa An Lạc được thiết kế theo phong cách kết hợp giữa Phật giáo Bắc tông, Phật giáo đại thừa và Mahayana, với mái ngói được trang trí các đầu đao và hoa văn họa tiết. Hệ thống kiến trúc của chùa có đa dạng bức tượng Phật, nhiều tiểu cảnh, hồ sen, giúp tạo nên một không gian Phật giáo hài hòa, trang nhã.
Kiến trúc Tiền Phật hậu Tổ ở chùa An Lạc cũng thể hiện rõ với Chánh điện thờ Phật và phía sau là nhà thờ tổ. Và các công trình liên quan như giảng đường, tăng phòng,…
Điểm đặc biệt nhất ở chùa An Lạc là chánh điện có khoảng sân rộng mở và không có rào chắn, nằm ngay tại đại lộ, để cho các Phật tử và du khách có thể tìm đến chùa.
Bên trong bảo điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài sân có một bức tượng Phật Bà Quan Âm đang phổ độ chúng sinh. Bên trong chùa còn có nhiều bức tượng phật khác.
Bên cạnh đó, trong chùa còn có một vườn thiền yên tĩnh là nơi bạn có thể về đây thực tập thiền, niệm Phật, rải tâm từ,...
Khóa tu tại chùa An Lạc Thủ Đức
Hiện tại, chùa An Lạc tổ chức đều đặn các khóa tu nhằm tạo cơ hội cho mọi người có thể tìm kiếm cơ duyên, tin vào pháp môn Phật giáo, giảm bớt gánh nặng của cuộc sống và tìm kiếm sự an lạc trong tâm hồn như:
– Mỗi tháng tổ chức sám hối vào ngày 14 và 30, sau thời sám hối sẽ là thời thuyết pháp.
– Khoá tu một ngày An Lạc vào Chủ nhật cuối tháng.
– Ngày 19 âm lịch hàng tháng lúc 18h30 lạy Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm.
– Mùng 10 âm lịch hàng tháng lúc 18h30 Lễ thắp nến hoa đăng, tụng lịch sử Đức Phật và ngồi thiền, niệm Phật…
Hướng dẫn di chuyển đến chùa An Lạc
Để di chuyển đến chùa An Lạc, theo kinh nghiệm của An Tâm, bạn có thể chọn một trong những cách di chuyển sau để đến đó một cách thuận tiện nhất và phù hợp với bạn nhất như:
⏩ Phương tiện cá nhân: Xuất phát từ trung tâm thành phố, theo lối đi Đ. Số 1 và QL1A đến Đ. Kinh Dương Vương. Đi tiếp Đ. Kinh Dương Vương. Đi theo Đ. Hồng Bàng, Đ. 3 Tháng 2, Đ. Điện Biên Phủ và QL13 đến Đ. Phạm Văn Đồng bạn có thể thấy chùa An Lạc một cách dễ dàng.
⏩ Xe buýt: Việc lựa chọn xe buýt cũng là điều mà nhiều khách tham quan chọn để di chuyển đến chùa An Lạc.
Bạn có thể lựa chọn tuyến Bus 08, xuất phát từ Bến Xe Buýt Đh Quốc Gia Tphcm →Bến Xe Buýt Quận 8 (72 điểm dừng), điểm dừng tại điểm Chùa An Lạc đường Phạm Văn Đồng, sau đó bạn đi bộ vài vài phút là tới cổng chùa. Trước khi đi, hãy kiểm tra lịch trình và điểm dừng của các phương tiện công cộng bạn nhé!
Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội hay các tỉnh khác, thì đáp chuyến bay đến Tp Hồ Chí Minh rồi di chuyển theo lộ trình mà Antamtour gợi ý ở trên để tới chùa An Lạc nhé!
Những lưu ý khi đi lễ chùa An Lạc
Theo kinh nghiệm của Antamtour, khi bạn đến lễ bái chùa An Lạc Thủ Đức TpHCM cần chú ý những điều sau:
✅ Giữ tâm phải tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng.
✅ Không nói to, làm ồn nơi cổng chùa.
✅ Khi đến tham quan cần mặc trang phục trang nghiêm, không mặc váy ngắn, quần đùi…
✅ Thực hiện đúng các lễ nghi cúng bái, dâng hương.
✅ Không rải tiền lẻ ở khắp nơi.
Chùa An Lạc với không gian khá ấn tượng và cũng là địa điểm du lịch tâm linh cực nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và du khách đổ về chiêm bái. Nếu có cơ hội đặt chân đến TP Hồ Chí Minh, bạn đừng quên ghé qua chùa để lễ bái, cầu xin những điều tốt đẹp, an lành và thưởng ngoạn phong cảnh bình dị nơi đây.