Chùa Bà Châu Đốc Địa Danh Tâm Linh Nổi Tiếng Tây Nam Bộ | Antamtour.vn

Chùa Bà Châu Đốc An Giang Địa Danh Tâm Linh Nổi Tiếng Tây Nam Bộ

Đăng bởi Nguyễn Quyên vào lúc 25/01/2024

Chùa Bà Châu Đốc Địa Danh Tâm Linh Nổi Tiếng Tây Nam Bộ

Chùa Bà Châu Đốc hay được gọi với tên gọi khác Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam - một địa danh nổi tiếng với vẻ đẹp và vị thế phong thuỷ tiền tam giang, hậu thất sơn huyền bí với nhiều tín ngưỡng tôn giáo lưu truyền qua nhiều thập kỷ. Ngôi chùa miền Tây này là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, cũng là địa điểm hành hương quen thuộc được rất nhiều người đến tham quan nhằm cầu xin may mắn, bình yên không chỉ ở trong nước mà ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng biết đến.

Hãy cùng Du Lịch An Tâm tìm hiểu về ngôi chùa Bà Châu Đốc này thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Chùa Bà Châu Đốc 

  1. Đôi nét về chùa chùa Bà Châu Đốc 
  2. Phương tiện và đường đi đến chùa Bà Châu Đốc
  3. Kiến chúc của chùa Bà Châu Đốc An Giang 
  4. Sự tích chùa Bà Châu Đốc Núi Sam
  5. Lễ thờ cúng bà Chúa Xứ Núi Sam
  6. Sắm lễ chùa Bà Châu Đốc
  7. Bà Cúng Bà Chúa Xứ An Giang

Đôi nét về chùa Bà Châu Đốc

Chùa Bà Châu Đốc là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, nằm dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến lễ bái, tham quan. Khách tham quan, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo thành một mùa lễ hội sôi nổi, đông đúc kéo dài suốt nhiều tháng.

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng và tận hưởng khung cảnh yên bình, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Châu Đốc và cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp từ trên cao. Mỗi năm, vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch, lễ hội Chùa Bà Châu Đốc diễn ra với nhiều nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng, thu hút rất nhiều du khách tham dự.

Chùa Bà Châu Đốc ở đâu?: Nằm tại địa chỉ 132 Châu Thị Tế, Phường Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nếu bạn đang ở trung tâm thị trấn Châu Đốc và muốn đến viếng chùa, chỉ cần đi khoảng 7km về phía tây, bạn sẽ đến được ngôi chùa linh thiêng này. Để đến chùa, du khách có thể chọn lựa nhiều cách thức, từ việc leo bộ lên chùa theo con đường mòn lát đá, đến việc đi xe gắn máy hoặc các phương tiện khác.

Nguồn goole maps

Phương tiện và đường đi đến chùa Bà Châu Đốc

Do cổng vào chùa Bà Châu Đốc quá nhỏ nên mỗi dịp đầu xuân du khách hành hương về chiêm bái rất đông, dễ gây ra hiện tượng kẹt xe ở cổng vào.

Do đó, đối với những du khách ở gần, phương tiện thích hợp để đến đây là xe buýt.

  • Có 4 tuyến xe buýt đi qua đó là: 139, 20, 72, 110.

Nếu bạn muốn đi tham quan Chùa Bà Châu Đốc bằng ô tô, xe máy do mình điều khiển thì có thể lựa chọn 1 trong hai lộ trình sau đây:

  • Lộ trình số 1: Khởi hành từ TPHCM bạn đi theo quốc lộ 62 hướng Bình Hiệp rồi đi theo đường biên giới hướng Hồng Ngự đến Tân Châu đến Châu Đốc.
  • Lộ trình số 2: Khởi hành từ TPHCM bạn đi đường Quốc lộ 1A qua cầu Mỹ Thuận rồi vào Quốc Lộ 80. Sau đó đến Sa Đéc qua Phà Vàm Cống, vào Long Xuyên bạn đi theo Quốc lộ 90 đến Châu Đốc

Trong trường hợp bạn muốn an tâm hơn và cảm thấy thoải mái trong quá trình đi lại thì hãy ra bến xe miền Tây để đón các tuyến xe khách đi Chùa Bà Châu Đốc từ Sài Gòn - Châu Đốc sau:

  • Xe khách Phương Trang: bạn đến bến xe Miền Tây hoặc ô bán vé Phương Trang để mua vé và xuất phát, giá vé khoảng 175.000 đ/người/lượt.
  • Xe khách Huệ Nghĩa: bạn đến văn phòng xe khách Huệ Nghĩa tại số 11 đường Lê Đại Hành, phường 4, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh để mua vé và xuất phát, giá vé khoảng 150.000 đ/người/lượt.
  • Xe khách Kim Mai: xuất phát từ bến xe Miền Tây, giá vé khoảng 120.000 đ/người/lượt.

Kiến trúc của Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Kiến trúc chùa bà Châu Đốc An Giang

Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo, chùa Bà là một biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt. Chùa Bà Châu Đốc tạo nên một bức tranh hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Ngôi chùa được làm hoàn toàn từ loại gỗ quý hiếm, với những đường nét chạm khắc tinh tế, tỉ mẩn. Cổng chùa mang dáng vẻ uy nghiêm, trên tường có các bức phù điêu hình rồng, phượng, kết hợp với các loài chim, hoa lá và cây cối, vẽ thành một bức tranh sống động, phong phú.

Mái chùa, với màu đỏ của ngói, tạo nên một điểm giao thoa độc đáo giữa đất trời và núi non. Mái ngói được lợp theo kiểu mái vòm, với những đường nét mềm mại, phản ánh sự thanh thoát và hoà quyện với thiên nhiên. Chùa Bà Châu Đốc không những là một địa điểm tâm linh mà còn là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc, phản ánh sự độc đáo và tinh hoa của văn hoá Việt Nam.

Sự tích chùa Bà Châu Đốc

Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường xuyên qua nước ta quấy phá, gây rối. Mỗi khi giặc đến, người dân trong vùng đều phải dắt díu nhau bỏ chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo người dân lên đỉnh núi Sam thì bắt gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, tháo dây cột lại bằng đòn khiêng xuống núi rồi đem về xứ.Nhưng khi bọn hắn mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, kỳ lạ thay tượng Bà đột nhiên nặng trĩu không thể nâng lên nổi nữa. Khi ấy, một tên trong đám tức giận đánh vào cốt tượng khiến gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức hắn bị Bà trừng trị.

Thời gian sau, Bà lại hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, bảo dân làng khiêng về núi lập miếu thờ phụng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, chống được giặc ngoại xâm quấy nhiễu, tránh được dịch bệnh hoành hành. Thấy thế, dân làng đua nhau lên núi thỉnh tượng về thờ phụng. Nhưng kỳ lạ thay, cả hàng chục thanh niên trai tráng thi nhau gắng sức cũng không lay nhấc nổi tượng Bà. Trong khi mọi người đang vô cùng chán nản, có ý định bỏ cuộc thì một cô gái trong làng đã lên đồng cho biết: "Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng". Dân làng làm theo lời dặn ấy và quả đúng là 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.

Bỗng nhiên khi xuống đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng trĩu, không thể nào khiêng được thêm một bước nào nữa. Khi ấy mọi người đã hiểu rằng, Bà đã lựa chọn nơi đây để an nghỉ cho nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lại dựng miếu ở chỗ cũ.

Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ thờ cúng Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Các lễ chính gồm:

  • Lễ "tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ "thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là "Lễ xây chầu" mở đầu cho việc hát bộ tuồng.
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà...

Lễ hội chùa Bà Chúa Xứ

Sắm lễ chùa Bà Châu Đốc An Giang

Lễ vật cúng chùa Bà Châu Đốc gồm có mâm trái cây ngũ quả, đèn, nhang, nến, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, nước, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các lễ vật cúng chùa thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ chọn để dâng cúng.

Theo như tục lệ con heo quay dùng để cúng lễ sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng. Khi chuẩn bị lễ vật cúng chùa Bà Châu Đốc, những đồ như bánh trái, hoa quả, hương,...dễ dàng mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà.

Bạn cũng nên chọn mua đồ cúng lễ như: bánh kẹo chính hãng chất lượng, hoa quả sạch sẽ không hoá chất độc hại, hay nhang hương trầm mùi tự nhiên để thể hiện lòng tôn kính đồng thời giá cả cũng rẻ hơn là mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa.

Đối với heo quay, vì lí do vận chuyển cho nên không phải ai cũng có thể chuẩn bị mang theo từ nhà. Heo quay bạn có thể mua ở gần chùa. Tuy nhiên khi mua bạn nên hỏi kĩ về giá bán và chất lượng để tránh tình trạng mua với giá rất cao.

Lễ cúng bà Chúa Xứ Núi Sam

Bài cúng Bà chúa xứ Châu Đốc

Văn khấn bà Chúa xứ Châu Đốc

Khi đã sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc đầy đủ, vào thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì.

Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Liên hệ Du Lịch An Tâm để được tư vấn combo du lịch, tour du lịch Miền Tây trọn gói giá rẻ hâp dẫn chật lượng dịch vụ cam kết tốt.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo