Chùa Côn Sơn | Antamtour.vn

Chùa Côn Sơn

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 19/07/2023

Ngược dòng thời gian về với những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, đến với Hải Dương một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt, chùa Côn Sơn là điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ. Nằm trong quần thể di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc - di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, hãy cùng Antamtour khám phá địa điểm chùa Côn Sơn ý nghĩa này nhé!

  1. Chùa Côn Sơn ở đâu?
  2. Kiến trúc đặc sắc chùa Côn Sơn
  3. Di chuyển đến chùa Côn Sơn bằng cách nào?
  4. Lễ hội chùa Côn Sơn diễn ra vào thời gian nào?
  5. Ăn gì khi du lịch chùa Côn Sơn?
  6. Những lưu ý khi đi chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn ở đâu?

✔️ Chùa Côn Sơn còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, huyện Chí Linh của Hải Dương, tương truyền là nơi từng diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10

✔️ Chùa Côn Sơn đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng năm 1994 và là một trong những di tích đặc biệt thuộc cụm di tích núi Côn Sơn - Kiếp Bạc.

✔️ Ngày nay, Chùa Côn Sơn không đơn thuần chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Kiến trúc đặc sắc chùa Côn Sơn

✔️ Chùa Côn Sơn mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê, trong Thượng điện còn có những bức tượng Phật cao 3m.

✔️ Lối vào cổng chùa Côn Sơn lát gạch, dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán lá xum xuê. Tam quan được tôn tạo năm 1995 có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.

✔️ Cùng với kiến trúc cổ kính, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông dựng từ thời Long Khánh (1373 - 1377) và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”...

Di chuyển đến chùa Côn Sơn bằng cách nào?

Chùa Côn Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 80km. Bạn có thể dễ dàng di chuyển theo hình thức thoải mái và tiết kiệm nhất là xe máy dưới chỉ dẫn của Google Maps. Hãy xem qua kinh nghiệm đi Chùa Côn Sơn này để dễ lựa chọn phương tiện hơn nhé:

🔻 Di chuyển bằng xe khách

Từ bến xe Mỹ Đình, bạn bắt chuyến xe đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh như Kumho, Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long, ... với giá vé giao động từ 70.000 – 100.000đ/lượt tùy từng nhà xe và thời điểm. Sau khi xuống trạm, bạn ngồi taxi thêm 15 phút nữa là đến chùa Côn Sơn rồi nhé.

🔻 Di chuyển bằng xe cá nhân

Là phương tiện nhiều bạn trẻ đam mê phượt lựa chọn để đến với chùa Côn Sơn vì khoảng cách không quá xa, hơn nữa bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hai bên đường và tiết kiệm chi phí. Từ cầu Thanh Trì bạn đi thẳng đến đường 1 sau đó rẽ sang đường 18 rồi đi theo hướng Phả Lại.

Khi đến cầu Phả Lại bạn đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ, sau đó đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh. Rẽ trái đi thẳng đến khi thấy biển báo đi chùa Côn Sơn sau đó đi theo chỉ dẫn là đến nơi.

Lễ hội chùa Côn Sơn diễn ra vào thời gian nào?

Chùa Côn Sơn có hai dịp lễ hội trong năm để du khách có thể đến đây hành hương và vẫn cảnh tìm nơi yên bình. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đâycủa Antamtour để biết thêm về hai lễ hội này nhé!

✅ Lễ hội mùa xuân

  • Diễn ra từ ngày 16 tháng giêng tới hết ngày 22 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
  • Phần lễ bao gồm: lễ rước nước; lễ Liên Hoa Hội Thượng phát đại nguyện của đức Phật; màn châm và truyền hoa đăng của phật tử; lễ rước bánh chưng, bánh dày tại chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán; lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả; lễ đàn Mông Sơn thí thực; nghi lễ Nhiễu phật ở tòa Cửu phẩm liên hoa. Phần hội có: hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày; Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương; giải Vật dân tộc, giải Cờ tướng.

✅ Lễ hội mùa thu

  • Diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi bao gồm phần lễ: lễ Cúng Phật, Thánh, Hội đồng Trần Triều; Lễ giỗ Đức Thánh Trần; Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; Lễ rước bộ; Lễ tưởng niệm, Lễ tế tại đền Nguyễn Trãi, đền Trần Nguyên Đán; Lễ cầu an.
  • Phần hội có: Liên hoan diễn xướng hầu Thánh, đua thuyền truyền thống, trình diễn nghệ thuật múa rối nước, hội quân trên sông Lục Đầu, hội hoa đăng… và các hoạt động văn hóa, thể thao khác.

⏭️ Hãy dành chút thời gian của mình để ghé chùa Côn Sơn cùng người thân của mình tham gia vào lễ và hội đặc sắc nơi đây, sẽ giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời khác với thành phố sầm uất, đăng kí tour du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc của Antamtour với dịch vụ chất lượng giá cả phải chăng nhé!

Ăn gì khi du lịch chùa Côn Sơn?

Bên cạnh những công trình lịch sử nổi tiếng, hương vị của ẩm thực dân dã tại khu vực chùa Côn Sơn cũng góp phần lớn thu hút du khách khắp nơi nữa đấy. Nếu đã đến đây rồi thì cùng An Tâm ăn sập ẩm thực tại nơi đây nhé!

✅ Bánh đậu xanh

✅ Nem hến

✅ Cá chép lưng gù

✅ Tôm sông

✅ Gà đồi

✅ Rươi

Những lưu ý khi đi chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là khu di tích lịch sử – văn hóa. Vì vậy, khi ghé thăm nơi đây, bạn cũng cần lưu ý một số điều để có một hành trình suôn sẻ và trọn vẹn nhất cho mình nhé!

⏭️ Hãy mang trang phục kín đáo và thoải mái, hay diện trang phục dài qua gối nên tránh các loại trang phục hở hang như váy ngắn, quần đùi, quần áo bó khi đến thăm quan và vãn cảnh chùa.

⏭️ Là nơi linh thiêng, khi đến chùa Côn Sơn bạn cần nghiêm túc và hạn chế cười đùa quá lớn ảnh hưởng đến không khí trang trọng xung quanh.

⏭️ Địa hình chùa Côn Sơn khá đồi núi và bạn cần phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều, bạn hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại nhé.

⏭️ Bạn cần mang theo một vài vật dụng như ô dù, mũ nón phòng thời tiết xấu.

⏭️ Phải di chuyển ngoài trời khá nhiều vì thế bạn nên đem theo một số vật dụng như ô dù để tránh trường hợp thời tiết xấu có thể xảy ra nhé!

Ngày nay, chùa Côn Sơn đã trở thành một trong những điểm tâm linh nổi tiếng nhất của Hải Dương, cùng với đền Kiếp Bạc nơi đây thu hút được lượng đông đảo du khách thập phương đến đây hàng năm. Quần thể di sản này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về nguồn cội, mà còn có thể giúp bạn tận hưởng những phút giây bình an, thư thái giữa không gian xanh mát trong lành nữa.

Nếu được, hãy để Antamtour thực hiện chuyến đi này cho bạn theo chương trình du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc, hãy liên tục cập nhật chương trình khuyến mãi của Antamtour để bạn có thể trải nghiệm chuyến đi với mức phí tiết kiệm nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo