Chùa Tây Phương | Antamtour.vn

Chùa Tây Phương

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 10/12/2023

Giữa không gian tĩnh lặng được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên thoáng đãng trên đỉnh đồi, Chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính trầm mặc để lại ấn tượng khó phai cho nhiều du khách mỗi khi tới nơi đây. Hãy cùng Antamtour dạo quanh một vòng không gian chùa Tây Phương để ngắm nhìn sự uy nghi, cổ kính và linh thiêng nơi đây

Chùa Tây Phương

Lịch sử ra đời và xây dựng chùa Tây Sơn

Khi nhắc tới Chùa Tây Phương nhiều người thường thắc mắc là Chùa Tây Phương ở đâu? Chùa Tây Phương cách Hà Nội bao xa? Chùa Tây Phương xây dựng vào năm nào? Hãy cùng Antamtour khái quát đôi nét về ngôi chùa này nhé. còn có tên gọi là Sùng Phúc Tự có cảnh quan thanh cao huyền thoại được ví như cõi Tây Phương Cực Lạc.

Nằm ở làng Ý Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng Tây Bắc. Chùa được xây dựng khoảng thế kỷ 3 và là chùa Cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Đây còn được coi là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc phật giáo Việt Nam.

Theo sử sách ghi chép lại chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 3. Đến thế kỷ thứ 9 chùa được xây dựng lại nhưng vẫn chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Đến giữa thế kỷ 16 năm Giáp Dần đời Lê Trang chùa được xây dựng lại theo quy mô như hiện nay

Năm Canh Tý đời vua Lê Thần Tông 1660 chùa Tây Phương Thạch Thất chỉnh tạc đi qua đây thấy cảnh chùa trang nghiêm đẹp đẽ bèn cho sửa sang lại và xây thêm tam quan nhưng đến nay tam quan đã bị đổ nát. Đến thời Tây Sơn dưới triều vua Nguyễn Quang Toản năm 1793 - 1802 chùa lại được tu sửa được đúc thêm chuông và gọi là Tây Phương Cổ Tự

Trong thời kỳ địch tạm chiếm năm 1945-1954 thực dân Pháp Cho Quân lên đóng biến chùa thành bốt giặc và chúng còn cho bắn đại bác làm hư hỏng Chùa. Sau khi hòa bình lập lại cho đến năm 1964 chùa được sửa sang lại. Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng diện mạo chùa ngày nay còn giữ được những nét cổ kính

Chùa Tây Phương

Kiến Trúc cổ kính của chùa Tây Phương Thạch Thất

Chùa Tây Phương Thạch Thất Hà Nội là một điểm đến tâm linh thu hút rất nhiều những du khách thập phương, chùa Tây Phương nổi bật và những công trình kiến trúc độc đáo Cùng với đó là những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo

Chùa Tây Phương là một quần thể các đơn nguyên bao gồm các hạng mục: tam quan Hạ, Tam Quan Thượng, miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng Điện. Nhà tổ, nhà mẫu và nhà khách. Từ Tam Quan Hạ du khách phải đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam Quan Thượng. Đây chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương

Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lậu có kết cấu kiến trúc chữ Tam với 3 chùa xây cao dần dựa vào thế núi từ thấp lên cao song song với nhau đó là chùa Hạ chùa Trung chùa Thượng. Cả ba đều có kết cấu kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Cả hai tầng tám mái đều theo kiểu tàu đao lá mái được thiết kế đặc biệt với hai lớp ngói. Điểm nổi bật của chùa Tây Phương là 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm. Những pho tượng này đã được công nhận là bảo vật quốc gia

Chùa Tây Phương Thạch Thất là một chương trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên. Do đó giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của nó cùng với bộ tượng Phật trong chùa xứng đáng để Tây Phương là đệ nhất cổ tự. Chính vì lẽ đó năm 2014 Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật

Hiện nay di tích lịch sử quốc gia chùa Tây Phương không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử quý giá mà còn là điểm đến thu hút rất nhiều du khách thập phương và học giả tới để tìm hiểu về văn hóa lịch sử của Việt Nam. Với chiều dài lịch sử chùa Tây Phương lắng đọng lại nhiều điều mà người xưa để lại cho hậu thế một công trình kiến trúc tuyệt mỹ một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể phong phú chứa đựng bao triết lý nhân sinh về cõi đời cõi Phật

Chùa Tây Phương

Phương tiện đi đến chùa Tây Phương

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi từ Hà Nội theo đường Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long, rẽ trái tại cầu vượt ngã tư Đại lộ Thăng Long – Thạch Thất, Quốc Oai để đi vào Quốc Oai. Tiếp theo, rẽ phải và đi thêm 5km đến ngã tư Thạch Xá, nơi có biển chỉ đường vào chùa Tây Phương. Từ đó, rẽ trái và đi thêm khoảng 4-5km để đến cổng chùa.

Còn nếu sử dụng phương tiện công cộng, tuyến xe buýt số 89 có thể là lựa chọn phù hợp. Xe này khởi hành từ bến xe Yên Nghĩa, đi qua Thạch Thất, tới bến xe Sơn Tây và dừng tại điểm gần chùa Tây Phương Thạch Thất Hà Nội.

Khám phá công trình kiến trúc chùa Tây Phương

Tam quan hạ

Khu vực đầu tiên của quần thể kiến trúc tại chùa Tây Phương được bắt đầu từ chân núi Câu Lậu với công trình mang tên Tam quan hạ. Đây là một cổng có ba lối vào, trong đó cửa chính ở giữa là lớn nhất và rộng rãi nhất. Tam quan này đại diện cho ba quan điểm cơ bản trong Phật giáo, bao gồm "hữu quan", "không quan" và "trung quan". Trong đó, "hữu quan" thể hiện sự hiện hữu của các vật thể trong thế gian, "không quan" tượng trưng cho sự vô thường và "trung quan" thể hiện sự cân bằng, kết hợp giữa hai khái niệm vật chất và vô thường.

Tam quan thượng

Từ Tam Quan Hạ du khách phải đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam Quan Thượng. Đây chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Đằng sau cánh cửa là khuôn viên chốn tâm linh mà có lẽ đối với bất kỳ ai có dịp đến đây sẽ đều muốn thưởng ngoạn khám phá. Tại đây đá ong có màu vàng hoặc nâu đỏ, phù hợp với mọi loại thời tiết và thường được sử dụng trong kiến trúc của các ngôi làng và chùa cổ.

Trên hai bên cột trụ của cửa Tam Quan Thượng được viết hai câu thơ : "Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc / Ba ngàn thế giới đón Như Lai". Những dòng thơ này ghi chép một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo đó chính là Đức Phật ra đời, .Khi Ngài bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở dưới chân Ngài. Đến bước thứ 7, với tay một chỉ trời, tay kia chỉ đất, Ngài nói: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn," tức là Ngài là người tôn quý nhất trên cả thiên hạ này.

Miếu Sơn thần

Miếu sơn thần nằm bên trái chùa chính và được xây tách biệt. Nơi này là nơi thờ thần núi và là nhà thờ của Đức Ông với diện tích nhỏ và lối kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Phần lớn các ngôi chùa Phật giáo truyền thống đều có một khu vực riêng để thờ Đức Ông.

Hiện tại, ban thờ Đức Ông đang được tu sửa tại chùa Tây Phương. Bên trong miếu sơn thần, theo sách Phật Giáo ghi chép, Đức Chúa Ông được miêu tả là một doanh nhân giàu có ở Ấn Độ cổ đại và được nhiều người rất tôn kính. Ngài đã dành một khoản tài sản lớn để dát vàng cho mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà ở nước Vệ Xá, cũng như cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn trong việc thuyết pháp. Vì sự hào hiệp và lòng hiếu kính, Ngài được coi là thí chủ lớn nhất, rộng lượng nhất từ trước đến nay.

Chùa Hạ

Chùa chính của Tây Phương được xây dựng gồm ba nếp nhà song song hình chữ "Tam" trên một độ cao như nhau. Mỗi nếp nhà có 2 tầng và 8 mái kiểu chồng diêm, bao gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Tường của chùa được xây dựng chủ yếu từ gạch Bát Tràng, tạo nên màu đỏ mộc mạc và được trang trí bằng cửa sổ tròn, sơn vôi trắng, thể hiện triết lý "sắc sắc không không" trong tín ngưỡng đạo Phật.

Ở bàn thờ chùa Hạ thờ Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn, với hai bên là tượng tiên Đồng Ngọc Nữ. Ngoài ra, chùa Tây Phương còn trưng bày tượng Bát Bộ Kim Cương với nét mặt đỏ rực rỡ và một tượng khác có nét mặt nhân hậu. Những bộ tượng này mang phong cách thời kỳ Tây Sơn, với hình ảnh thần mặc giáp, tay cầm khí giới, điển hình cho các pho tượng Hộ Pháp ở Việt Nam

Chùa Trung

Bước qua chùa Hạ, du khác sẽ đến chùa Trung. Khác biệt với nhiều ngôi chùa ở Việt Nam, tòa giữa (chùa Trung) của chùa Tây Phương được xây hẹp nhưng cao hơn tòa Thượng và Hạ. Mỗi nếp mái có 2 tầng kiểu chồng diêm, các cột gỗ đặt trên đá tảng xanh với hình ảnh cánh sen được khắc rất tỉ mỉ. Nơi đây thờ phật Tuyết Sơn - tượng minh họa thời kỳ khổ hạnh của Đức Phật Thích-Ca Mâu Ni trước khi trở thành Phật.

Chùa Thượng

Tại trung tâm của chùa Thượng, ở ba ngôi ở trên cùng, mỗi vị đại diện cho một nghìn vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Các vị La Hán Chùa Tây Phương được sắp xếp theo hàng dọc, mô tả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời các Đức Phật. Hàng thứ hai trưng bày bộ “Thập Điện Diêm Vương” - những vị thể hiện công bằng trong luân hồi với ý nghĩa dạy bảo con người về đạo đức và hành đức.

Chùa Thượng - Chùa Tây Phương

Được tạo hình với sự sáng tạo vượt qua mọi chuẩn mực 18 vị la hán Chùa Tây Phương đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Được các nhà nghiên cứu đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình giàu cảm xúc sống động.

Theo quan điểm phật học các vị La Hán chùa Tây Phương là những vị Phật Tổ kế đăng giữ vai trò kế tiếp đăng quang ngôi vị đứng đầu Phật pháp. Hiện chùa Tây Phương đang lưu giữ 18 vị Phật Tổ trong 28 vị phật toàn giác trong quá khứ. Đó là điều đặc biệt về những pho tượng La Hán chùa Tây Phương. Một số kiệt tác trong số 18 bảo vật những tác phẩm phản ánh nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

La Hán Chùa Tây Phương

Nhà tổ - nhà mẫu- nhà khách

Nhà Tổ - Nhà Mẫu được xây dựng theo cấu trúc theo chữ “Nhị” (=) với không gian thờ Tổ ở bên ngoài và không gian thờ Mẫu ở bên trong Nhà khách là hạng mục nằm ngay cạnh chùa chính. Nơi đây mới được phục dựng lại trong những năm gần đây, nhưng vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống và đồng điệu với phong cách kiến trúc của toàn bộ các đơn nguyên chùa Tây Phương.

Giá vé tham quan chùa Tây Phương

Giá vé vào chùa Tây Phương là 10.000 VND/người, không tính phí gửi xe, áp dụng cho cả du khách trong nước và du khách quốc tế. Ngoài ra, theo thông tin từ nhiều du khách khi đến chùa Tây Phương cho biết, chùa cũng không thu phí vào ngày di sản văn hóa 23/11 cũng như ngày 30, mùng 1, mùng 2, mùng 3 trong dịp Tết Nguyên Đán.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Tây Phương

Chùa chiền là một nơi linh thiêng, vì vậy khi ghé thăm nơi đây du khách nên chú ý một vài điều sau:

  • Ăn mặc kín đáo không phô trương làm mất đi vẻ trang nghiêm của chùa.

  • Mang theo giày thể thao để đi thoải mái vì bạn sẽ phải vượt qua 237 bậc đá để đến chùa

  • Khi thắp hương hoặc dâng lễ, nên thực hiện ngoài không gian chùa để đề phòng nguy cơ cháy nổ vì chùa Tây Phương chủ yếu được xây dựng từ gỗ\

  • Trong mùa lễ hội chùa Tây Phương, khi có đông người đến tham quan du khách chú ý bảo quản đồ đạc cá nhân cẩn thận để tránh tạo cơ hội cho những hành động gian lận hoặc lợi dụng của kẻ xấu.

Chùa Tây Phương là một ngôi chùa mang nhiều vẻ đẹp và giá trị lịch sử văn hóa

tâm linh với những công trình kiến trúc cổ kính độc đáo. Tây Phương Cổ Tự như là đóa hoa thơm ngát trên đồi Câu lậu núi Tây Phương tô Điểm thêm cho nét đẹp của những di sản của thủ đô Hà Nội

Nếu có dịp hãy ghé thăm và hòa mình vào không gian uy nghi và linh thiêng của Tây Phương Cổ Tự để tận hưởng nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Liên hệ Antamtour để được tư vấn lựa chọn combo du lịch giá rẻ nhưng chất lượng của chúng tôi

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo