Chùa Thiên Mụ - Điểm đến tâm linh ai cũng nên ghé thăm một lần khi đến | Antamtour.vn

Chùa Thiên Mụ - Điểm đến tâm linh ai cũng nên ghé thăm một lần khi đến Huế

Đăng bởi Hạnh Nguyễn vào lúc 06/11/2024

Chùa Thiên Mụ tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng, cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “ Đệ nhất cổ tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh cố đô. Hãy cùng theo chân Antamtour khám phá những điều đặc biệt chỉ có ở chùa Thiên Mụ Huế nhé!

  1. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ
  2. Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ
  3. Sự tích chùa Thiên Mụ
  4. Kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Mụ
  5. Đường đi tới chùa Thiên Mụ
  6. Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ

Giới thiệu về chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ ở đâu? Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương thơ mộng, tọa lạc tại Hương Hòa, thành phố Huế.

Vị trí trên Google Maps

Với vẻ đẹp tự nhiên và quy mô hoành tráng được mở rộng cho đến ngày nay, ngôi chùa Thiên Mụ trở thành một trong những ngôi chùa đẹp nhất của Việt Nam và hình ảnh chùa Thiên Mụ cũng là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất của vùng đất Cố đô xứ Huế, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ lâu đời nhất ở Huế với tuổi thọ hơn 400 năm, được xây dựng vào năm 1601, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Trải qua nhiều lần trùng kiến và mở rộng, đáng kể nhất là đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu thì ngôi chùa lại được tu bổ xây dựng khang trang hơn và hoành tráng hơn. Cũng chính vì vậy, ông đã cho xây dựng một tấm bia cực kỳ to lớn trước cổng chùa ghi lại quá trình tu sửa ngôi chùa.

Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường nên vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Mãi cho đến năm 1869, ông thấy cuộc đời của mình không có gì thay đổi, mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Tuy nhiên ngày nay, người ta vẫn gọi với cả hai cái tên mỗi lần nhắc đến ngôi chùa cổ này.

Sự tích chùa Thiên Mụ

Sự tích chùa Thiên Mụ được truyền miệng trong dân gian cũng như trong sách Đại Nam thống chí cũng có ghi vào năm 1545, sau khi Nguyễn Hoàng biết được anh trai của mình là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết hại, nhất thời thì ông mới lo sợ một ngày nào đó liệu mình có bị Trịnh Kiểm giết hại như vậy hay không thì ông mới gặp trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Lúc này, ông cho một câu sấm truyền " Hoành Sơn nhất đái/ Vạn đại dung thân", tức là một dãy núi ngang có thể dung thân muôn đời. Nguyễn Hoàng hiểu được cái câu đó và ông cho quan ra vùng Thuận Hóa đóng giữ.

Trong những năm tháng xây dựng cơ đồ, ông bắt đầu chu du thiên hạ để tìm ra một cái vùng đất tươi tốt. Khi ông đi tản bộ ngược theo dòng sông Hương, ông thấy đồng bằng nổi, đất cao như hình con rồng ngoảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sông nước mênh mông, phía sau liền với hồ nước, phong cảnh tốt đẹp.

Chúa Nguyễn Hoàng dừng chân hỏi người dân thì được các lão làng địa phương kể lại rằng Nhà đường có đại tướng tên là Cao Biền từng đi khắp nơi núi non sông biển nước ta để xem nơi nào có khí linh thiêng thì tìm cách yểm đi. Cao Biền thấy trên đồi Hà Khê có khí thiêng riêng bèn đào sâu chân đồi để cắt mạch đi khiến cho khí thiêng về sau không tụ được.

Đêm hôm đó bỗng có một người đàn bà mái tóc bạc phơ ngồi dưới chân đồi rồi cất tiếng nói to " Đời sau nếu có một quốc chủ muốn bồi đắp mặt núi để làm vương triều vững mạnh thì nên lập chùa thờ Phật, thỉnh cầu linh khí trở về nơi núi này để tạo phúc cho muôn dân, tất không có gì phải lo". Người đàn bà ấy nói xong thì biến mất, từ đó gò đất được gọi là núi Thiên Mụ.

Sau khi nghe người dân kể về câu chuyện này thì tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng hòa nhập vào trong với tư tưởng lớn của nhân dân thì ông sướng run người lên "Ôi đây là nơi hội tụ linh khí của trời đất vậy ông đã cho xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Thiên Mụ Tự hay còn gọi là chùa Thiên Mụ. Trước đó thì ngôi chùa này đã có một nền móng sẵn của một am thờ cũ do người Chăm Pa đã xây dựng từ lâu đời.

Chúa Nguyễn Hoàng dừng chân bên ngọn đồi, bỗng có một bà lão xuất hiện, đưa cho chúa một nén hương và dặn rằng "Người hãy cầm nén hương này xuôi theo dòng sông đến nơi nào nén hương này ấy hết thì nơi đó chính là nơi mà người đang cần đến".

Tin theo lời bà lão, Nguyễn Hoàng đã xuôi theo dòng sông Hương đến địa phận Kinh thành Huế bây giờ thì nén hương cháy hết, chúa bèn dừng lại tại đó mở đất xây thành lập nên vương triều nhà Nguyễn tồn tại hơn 200 năm, qua 13 triều đại kế tiếp nhau.

Kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Mụ

Từ trên cao nhìn xuống, kiến trúc tổng thể của chùa Thiên Mụ ở Huế giống như một con rùa đang nằm soi bóng dưới dòng sông Hương. Khuôn viên chùa Thiên Mụ được chia thành 2 khu vực:

  • Khu vực trước cửa Nghi môn gồm các công trình như cổng Tam Quan, từ cổng Tam quan bước lên 15 bậc tăng cấp là đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, lầu bia đá và lầu chuông chùa Thiên Mụ.
  • Khu vực phía bên trong cửa nghi môn bao gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà trai, nhà khách, phía sau là hồ nước và vườn thông tĩnh mịch.

Để hiểu rõ hơn về chùa Thiên Mụ, Antamtour sẽ giới thiệu đến bạn một số công trinh kiến trúc tiêu biểu như sau:

📍 Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là lối vào chính của chùa Thiên Mụ, được xây dựng với thiết kế hai tầng và tám mái, có ba lối đi. Mỗi lối đi đều có cửa gỗ và được bảo vệ bởi các bức tượng hộ pháp đặt hai bên. Khi bước qua cổng, bạn sẽ thấy 12 tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của những người bảo vệ đền thờ, được làm bằng gỗ rất lớn.

📍 Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên chính là biểu tượng của chùa Thiên Mụ cũng chính là biểu tượng của người dân xứ Huế. Tòa tháp này được xây dựng vào năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị và có tên gọi là và có tên gọi là Từ Nhân Tháp, sau đổi thành là tháp Phước Duyên.

Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ cao 21 mét gồm 7 tầng, bên trong mỗi tầng có thờ một vị Phật, cầu thang hình xoắn ốc di chuyển lên tầng trên cùng, trước đây có tượng Phật bằng vàng.

📍 Điện Đại Hùng

Khi tiếp tục tiến vào bên trong, bạn sẽ đến Điện Đại Hùng - nơi thờ chính của chùa Thiên Mụ. Kiến trúc của điện theo kiểu trùng thiền điệp ốc, với cột kèo được làm từ bê tông và phủ ngoài bằng lớp sơn giả gỗ. Bên trong, tượng Phật Di Lạc được thờ và có bức hoành phi khắc bốn chữ “Linh Thửu Cao Phong” nằm phía trên.

Nơi đây cũng có một chiếc chuông đồng khổng lồ cao 2,5m và nặng hơn 2 tấn. Điện Đại Hùng là điểm tổ chức các buổi tụng kinh và cầu nguyện phước lành cho phật tử cùng du khách.

Phía sau đền Đại Hùng có khu triển lãm các hiện vật lịch sử, trong đó nổi bật nhất là chiếc xe ô tô đã đưa nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tại địa điểm đó, ông đã thực hiện hành động tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

📍 Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm ở cuối khuôn viên chùa. Đây là nơi được xây dựng để tưởng niệm vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã hy sinh cả cuộc đời cho những hoạt động từ thiện và giúp đỡ mọi người. Khu mộ cũng bao gồm một tháp cao 7 tầng, mặc dù quy mô của nó nhỏ hơn so với tháp Phước Duyên.

Đường đi tới chùa Thiên Mụ

Từ trung tâm Thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ khoảng 6km, Antamtour chia sẻ đến bạn đường đến chùa Thiên Mụ cụ thể như sau: Đi theo Đường Hà Nội về phía Phạm Hồng Thái, tiếp tục vào Cầu Phú Xuân, rẽ vào Lê Duẩn sau đó là Đường Kim Long, Nguyễn Phúc Nguyên đến điểm đến của bạn là chùa Thiên Mụ.

Bạn có khá nhiều phương tiện đến Thành phố Huế từ các tỉnh thành khác để lựa chọn như máy bay, tàu hỏa, xe khách, xe cá nhân,... phụ thuộc vào nơi khởi hành, chi phí chuyến đi và điều kiện, bạn hãy lựa chọn cho mình phương tiện phù hợp nhé. Sau đó di chuyển đến chùa Thiên Mụ theo lộ trình trên bạn nhé!

Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ

Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa Thiên Mụ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Lúc này thời tiết ở Huế mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thích hợp để du khách tham quan và vãn cảnh chùa. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức cảnh đẹp chùa Thiên Mụ khi mùa hoa phượng nở đỏ rực ở một góc chùa thì bạn nên tham quan vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Bên cạnh đó, khi tham quan chùa Thiên Mụ bạn nên chú ý một vài điều sau:

🔸 Khi thăm chùa Thiên Mụ, đi nhẹ nói khẽ không làm ồn trong khu vực di tích.

🔸 Bạn nên lựa chọn trang phục nhã nhặn, kín đáo. Không nên mặc váy hoặc những bộ quần áo quá ngắn. Ngoài ra, hãy lựa chọn màu sắc trang phục hợp với tone của chùa nhé, lên hình sẽ đẹp hơn đó!

🔸 Giữ gìn vệ sinh chung không xả rác, làm mất mỹ quan khu vực

🔸 Vui lòng không chạm vào các đồ vật mà không có sự cho phép.

🔸 Không dẫm đạp lên bất kỳ đồ vật nào ở đây, không nên cắt hoa hoặc làm tổn hại đến cảnh quan.

🔸 Đến chùa Thiên Mụ, nên chuẩn bị kem chống nắng, áo khoác, mũ và kính râm để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV từ mặt trời.

Chùa Thiên Mụ là một danh lam thắng cảnh vào bậc nhất của cố đô Huế. Hãy ghé thăm chùa Thiên Mụ để tìm hiểu thêm về lịch sử, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan nơi đây và đừng quên check in để có những tấm hình tuyệt đẹp nhé!

Mời bạn tham khảo lịch trình tour Huế tại đây: https://antamtour.vn/tour-hue

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo