Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang là một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc nổi bật, rất đông du khách đến đây cầu may cũng như tìm hiểu văn hoá, lịch sử và check in ngôi chùa đặc biệt này. Đặc biệt nơi đây gồm có 60 tượng Phật gỗ dát vàng từ thế kỷ 20, 3 tượng Phật đồng cổ và 3 tượng Phật khổng lồ.
Nếu bạn đang thắc mắc vì sao chùa Vĩnh Tràng lại hấp dẫn du khách ghé thăm đến vậy? Hãy cùng Du Lịch An Tâm tìm hiểu rõ nét hơn về vẻ đẹp cùng những điều mới lạ trong lối kiến trúc độc đáo của chùa qua bài viết sau đây nhé.
Giới thiệu chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố Mỹ Tho, trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long miền Nam Việt Nam đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và cổ kính nhất khu vực này. Tính đến nay ngôi chùa Vĩnh Tràng đã tồn tại xuyên suốt hơn 3 thế kỷ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên tên tuổi của mảnh đất Tiền Giang Mỹ Tho.
Ngôi chùa này mang một nét kiến trúc hết sức đặc sắc khi có sự pha trộn giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây cùng xen lẫn vào đó là cái hồn và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam.
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho
Vĩnh Tràng Tiền Giang cách Thành Phố Hồ Chí Minh 70km và cách trung tâm Mỹ Tho 4km.
Nguồn google maps
- Địa chỉ: ấp Mỹ An, Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
- Vé vào cổng: miễn phí
- Phí gửi xe: 5.000VNĐ
- Thời gian mở cửa: 7h00 đến 19h00
Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng bằng cách đi xe khách từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ đến thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi taxi về chùa với khoảng cách 4-5 km hoặc đơn giản nhất là di chuyển bằng xe gắn máy.
Không chỉ thế, bạn cũng có thể di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng trên chính đôi tay của minh. Bạn có thể thuê xe máy ở trung tâm thành phố Mỹ Tho với mức phí khoảng 100.000 vnđ/xe - 150.000 vnđ/xe hoặc bạn cũng có thể di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho bằng phương tiện của mình.
Nếu bạn di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho bạn hãy di chuyển theo cung đường Quốc lộ 1A sau khi đến thành phố Mỹ Tho bạn hãy lựa chọn rẽ vào đường Tỉnh lộ 819 khoảng 3km. Sau đó bạn sẽ gặp công viên Vĩnh Tràng tại đây bạn rẽ tay trái và di chuyển khoảng 300m bạn sẽ tìm được cổng chùa Vĩnh Tràng.
Cổng chùa Vĩnh Tràng
Thuyết minh về chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng
Để mà thuyết minh về chùa Vĩnh Tràng thì bạn sẽ cực kì bất ngờ về lịch sử và quá trình xây dựng cũng như lối kiến trúc của ngôi chùa này.
👉 Giá trị lịch sử và sự phát triển của chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Về lịch sử ra đời, được biết chùa do ông bà Tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng thời Minh Mạng, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am dùng làm nơi tu họp những ngày nghỉ hưu của ông bà Tri huyện.
Việc xây dựng Chùa Vĩnh Tràng bắt đầu từ thế kỷ 19 khi một vị sư người việt tên là Huệ Đăng khởi công xây dựng. Qua nhiều thời gian, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và mở rộng tạo nên vẻ đẹp tráng lệ hiện tại.
Năm 1894, hoà thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) được thỉnh về trụ trì, về sau ông đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa chính mình gánh đất đắp nền với nhiều công sức đóng góp của các phật tử. Cuối cùng nơi đây đã thành ngôi chùa khang trang lấy tên là chùa Vĩnh Trường. Dân gian còn gọi là chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng không những có ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hoá - tâm linh chùa còn là nơi cất giấu nhiều nhà yêu nước, cung ứng hậu cần cho lực lượng cách mạng tham gia vào công cuộc giải phóng đất nước.
👉 Kiến Trúc Chùa Vĩnh Tràng
Diện tích chùa Vĩnh Tràng 14.000m2, dài 70m, rộng 20m, nguyên liệu chính gồm xi măng và gỗ. Đây là ngôi chùa mang khá nhiều loại kiến trúc hòa quyện vào với nhau: Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.
Chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp, kết hợp giữa nét văn hóa Việt Nam, Trung Hoa và Khmer. Khuôn viên chùa bao gồm các ngôi đền truyền thống của Việt Nam, tượng Phật và vườn hoa, tạo nên không gian yên bình và thanh tịnh cho khách tham quan.
Bên trong chùa, bạn có thể tìm thấy các tượng Phật và hiện vật đa dạng, bao gồm một tượng gỗ lớn của A Di Đà Phật, Đức Phật Vô Lượng Thọ. Nội thất của chùa được trang trí với các khắc tượng tinh xảo và bức tranh màu sắc sặc sỡ miêu tả các câu chuyện và lời dạy Phật giáo.
Các khu vườn xung quanh của chùa Vĩnh Tràng cũng đáng khám phá. Cảnh quan tươi tốt, ao sen và cây cảnh bonsai đóng góp vào không gian yên tĩnh của khuôn viên chùa.
Trước chùa Vĩnh Tràng có 2 cổng Tam quan kiểu võ tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu khắc hình hoà thượng Lê Ngọc Xuyên đứng trên bệ đúc bằng xi-măng, cửa ngõ được cẩn hoàn toàn bằng đồ sứ Trung Hoa, sứ Việt Nam khắc hình rồng, lân, qui, phụng. Canh, mục, ngư triều, hoành phi câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc lấp lánh.
Chùa Vĩnh Tràng thành phố Mỹ Tho Tiền Giang không chỉ là nơi thờ phượng mà còn là điểm thu hút du khách. Nhiều người đến đây để ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc, tìm hiểu về Phật giáo hoặc đơn giản là tìm thấy bình an trong không gian yên tĩnh.
Chùa Vĩnh Tràng thờ ai?
Phía trong Nhà Tổ, có những dãy cột với những cây gỗ quý giá, ở mỗi cột lại có những bao lam chạm trổ rất tinh xảo, những câu vế đối đều viết bằng chữ Hán rất đẹp. Phía trước nhà Tổ là trai đường thờ Bồ tát Chuẩn đề, Bên trong là ban thờ chư Hoà thượng tiền bối tu hành và tu tập tại Chùa. Hai ban tả hữu là ban thờ chư vị Ưu bà tắc, Ưu bà di có công lao đóng góp xây dựng trùng hưng chùa Vĩnh Tràng.
Phía sau Nhà Tổ là điện thờ Ông Giám tiếp đến có một giếng trời nữa và hai dãy nhà nối tiếp với Nhà Hậu, nơi hiện nay đang sử dụng làm Nhà Bếp. Tiếp theo nhà bếp là khu vực ăn uống dành cho Phật tử.
Điểm hấp dẫn tại chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Tượng Phật Tại Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng gây ấn tượng bởi đang lưu giữ trên 60 tượng phật làm bằng gỗ, đồng, đất sét, xi măng, phù điêu và gỗ, tất cả được dát vàng óng ánh đều được đúc vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (di đà, cao 98 cm, quan âm và thế chí cao 93 cm) được đúc giữa thế kỷ 19.
Với lối kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Bộ, điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật khảm mảnh gốm, sứ. Từ sắc màu của từng mảnh gốm, người nghệ nhân xưa đã khéo léo ghép nên nhiều bức tranh minh hoạ sự tích nhà Phật, chuyện tích dân gian, chủ đề phong thuỷ, tứ quý, sông nước, mây trời….
Riêng mặt trước của chính điện lại được thiết kế theo lối kiến trúc hài hoà Âu – Á với những cây cột mảnh mai, vòm cong và hoa văn đầy màu sắc. Đi vào bên trong ta sẽ bắt gặp một màu vàng óng ánh được dát trên từng nét chạm, trên pho tượng phật. Đáng chú ý hơn hết là những đôi long trụ trong ngôi chùa, đó là những đôi cột hình tròn lớn, bằng gỗ được thiết kế theo lối "thượng thu hạ cách".
Vẻ đẹp độc đáo của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật điêu khắc, phản ánh lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang. Năm 1984, chùa được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia và được xếp hạng Di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia ngày 6/12/1989.
Năm 2007, chùa Vĩnh Tràng được kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là "Ngôi chùa đầu ở Việt Nam có lối kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây". Năm 2013, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam công nhận chùa Vĩnh Tràng là Điểm du lịch văn hoá tâm linh thuộc Chương trình Việt Nam - Những điểm đến hấp dẫn.
Nên đến chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang vào thời điểm nào?
Bạn có thể đến chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang vào bất cứ dịp nào trong năm. Nhưng thời điểm thích hợp nhất để đến nơi này rơi vào từ tháng 1 đến tháng 3 đi vào thời điểm này đang là đầu xuân, khí trời ấm áp khá dễ chịu, bạn có thể vừa thăm chùa vừa kết hợp du xuân đầu năm cầu mong bình an cho gia đình. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý vì giai đoạn này đang là mùa cao điểm du lịch hành hương, lượng Người đến viếng chùa rất đông nên dễ gây ra tình trạng quá tải.
Cổng chùa Vĩnh Tràng
Những điều cần biết khi ghé thăm chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho
- Chùa Vĩnh Tràng mở cửa tất cả các ngày trong tuần hoặc nếu bạn muốn một người thuyết giảng bạn hãy hỏi sư cô, chư tăng tại chùa.
- Nên ăn mặc kín đáo lịch sự.
- Đây cũng là không gian sống và sinh hoạt của các vị sư nên bạn cần tôn trọng không gian riêng tư và không làm xáo trộn nếp sinh hoạt trong chùa.
- Hiện nay, chùa chỉ mở cửa hai bên tả hữu để bạn có thể vào tham quan, cửa chánh điện không mở
- Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp tham quan thêm một vài địa điểm như Thiền Viện Trúc Lâm Tráng Giác, Khu di tích Ấp Bắc... nữa nhé.
Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Mỹ Tho hoặc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam, Chùa Vĩnh Tràng chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua với ý nghĩa văn hóa và sức hút thẩm mỹ của nó. Liên hệ với Antamtour để đặt combo, tour du lịch khám phá Đồng Bằng Sông Cửu Long.