Về Cố đô Huế, khám phá công trình nghìn năm lịch sử của xứ Kinh Kỳ | Antamtour.vn

Về Cố đô Huế, khám phá công trình nghìn năm lịch sử của xứ Kinh Kỳ

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 11/04/2024

Cố đô Huế luôn là một trong những điểm đến mà bất cứ du khách nào đều không thể bỏ qua khi có dịp ghé thăm vùng đất Thần Kinh. Trang trọng, uy nghiêm và vô cùng hoành tráng, cùng Antamtour giải mã vẻ đẹp bí ẩn của biểu tượng lịch sử này nhé!

  1. Giới thiệu về Cố đô Huế
  2. Di tích Cố đô Huế - những giá trị lịch sử và văn hóa
  3. Chi tiết di chuyển đến Cố đô Huế
  4. Khám phá kiến trúc độc đáo của Quần thể di tích Cố đô Huế
  5. Những điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm quần thể Cố đô Huế

Giới thiệu về Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế được khởi công xây dựng từ những năm 1805 của thế kỷ XIX dưới thời vị vua đầu tiên là Gia Long. Phải mất 27 năm, đến năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, công trình mới được hoàn thành.

Hiện nay, Cố đô Huế hay Quần thể Cố đô Huế nằm ở phía bờ Bắc của sông Hương, thuộc địa phận Thành phố Huế và một vài vùng phụ cận xung quanh bao gồm 4 huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Phú Vang, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Di tích Cố đô Huế - những giá trị lịch sử và văn hóa

Giá trị lịch sử của Cố đô Huế

Lịch sử Cố đô Huế gắn liền với sự biến thiên của lịch sử dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đối với triều Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Trong vòng 400 năm, nơi đây được chọn là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh và là kinh đô của triều đại Tây Sơn cũng như của 13 vị vua vương triều Nguyễn sau này.

Giá trị lịch sử của Cố đô Huế được thể hiện thông qua việc là biểu trưng cho những triều đại có công trong việc khai hoang, mở cõi, góp phần khẳng định vị thế, chủ quyền của quốc gia đối với các nước xung quanh.

Những giá trị văn hóa đặc sắc

Là trung tâm quyền lực, văn hóa của một triều đại phong kiến dựa trên nền tảng Nho giáo là chủ yếu, đồng thời cũng từng là thủ phủ của Phật giáo, Cố đô Huế có sự giao thoa tư tưởng văn hóa độc nhất vô nhị. Minh chứng rõ nhất đó là bên cạnh những kiến trúc cung đình vàng son, đất Thần Kinh còn lưu giữ nhiều ngôi chùa cổ kính, thâm nghiêm có tuổi đời hơn một thế kỷ.

Với khối lượng di sản văn hóa vật thể đồ sộ, Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Đây được xem như niềm tự hào của người dân xứ Huế nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

Cố đô Huế

Chi tiết di chuyển đến Cố đô Huế

Với vị trí khá thuận lợi được bao bọc bởi các tuyến đường như Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, việc di chuyển đến di tích Cố đô Huế là khá dễ dàng. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể chọn các dịch vụ như taxi, xích lô hay thuê xe máy để đến đây.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là Quần thể Cố đô Huế sẽ không tập trung hết trong thành phố mà sẽ nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau, vì vậy bạn hãy chọn một phương tiện để giúp bạn chủ động hơn trong việc di chuyển. Giá thuê xe máy ở Huế thường rơi vào khoảng 80.000 - 150.000 VNĐ/chiếc tùy vào loại xe mà bạn lựa chọn. Đối với dịch vụ taxi hoặc thuê xe ô tô, chi phí dao động từ 400.000 - 800.000 VNĐ/ngày.

Khám phá kiến trúc độc đáo của Quần thể di tích Cố đô Huế

Được xây theo lối kiến trúc Đông Tây hòa hợp, Cố đô Huế là một công trình đồ sộ mang vẻ đẹp có một không hai. Nơi đây được chia thành 2 cụm bao gồm: cụm công trình bên trong và ngoài Kinh thành Huế.

Kiến trúc Cố đô Huế bên trong có kết cấu gồm 3 vòng thành: Tử Cấm Thành, Kinh Thành và Hoàng Thành. Trong đó, có thể kể đến một số di tích như: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế,…

Các di tích bên ngoài Kinh thành thường là Lăng vua, bao gồm: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,...

Những điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm quần thể Cố đô Huế

Các địa điểm bên trong Kinh thành

📍 Kinh thành Huế

Được xem như là biển tượng của Cố đô Huế, Kinh thành Huế sẽ là điểm đến đầu tiên mà Antamtour muốn giới thiệu đến bạn. Tọa lạc ngay gần bờ sông Hương, công trình này hướng toàn bộ về phía Nam, mang dụng ý cai trị cả thiên hạ.

Kinh thành Huế có thiết kế 10 cửa và được xây dựng chắc chắn nhằm để trở thành địa phận chủ chốt của nhà Nguyễn từ năm 1805 đến năm 1945. Nơi đây mang nét đẹp cổ kính, uy nghiêm và là nơi hội tụ những giá trị văn hóa của người Việt.

Cố đô Huế

📍 Cổng Ngọ Môn

Là cổng chính của Kinh thành Huế, cổng Ngọ Môn là một công trình quan trọng trong quần thể di tích Cố đô Huế. Xây dựng theo hướng Nam (tức hướng Ngọ), cổng Ngọ Môn chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt quan trọng như sắc phong, tế lễ,... Nơi đây có 5 cổng được phân chia bao gồm: 1 cửa chính dành riêng cho Vua, các quan đại thần sẽ đi 2 cổng bên cạnh và 2 cổng cuối cùng là binh lính.

Cố đô Huế

📍 Kỳ Đài - biểu tượng quyền uy của Cố đô Huế

Kỳ Đài là nơi thể hiện quyền uy, tự tôn dân tộc của triều Nguyễn. Nằm ngay chính điện mặt phía nam của Kinh thành, Kỳ Đài được xây dựng vào năm 1807 và được tu sửa nhiều lần dưới thời vua Minh Mạng. Theo đánh giá, Kỳ Đài không chỉ là một trong những biểu tượng của quyền lực mà còn là một chứng nhân chứng kiến những thăng trầm của lịch sử nước nhà.

Địa điểm này cũng là điểm check in quen thuộc của nhiều du khách khi có dịp tham quan Cố đô Huế.

Cố đô Huế

📍 Quốc Tử Giám

Nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, Quốc Tử Giám là minh chứng cho truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Nơi đây quy tụ nhiều hiền tài phục vụ cho triều Nguyễn trong suốt 143 năm trị vì. Dù đã trải qua biết bao biến động của lịch sử nước nhà, nhưng công trình này vẫn giữ được nét cổ kính, kỷ cương trong giáo dục.

Ngày nay, Quốc Tử Giám Huế được trưng dụng trở thành bảo tàng trưng bày các hiện vật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Cố đô Huế

📍 Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế hiện nay là nơi lưu giữ nhiều hiện vật giá trị của vương triều nhà Nguyễn. Bảo tàng tọa lạc trên phố Lê Trực, nằm trong điện Long An và được xem là bảo tàng đầu tiên được thành lập tại Huế.

Với khoảng hơn 300 mẫu vật trong đó bao gồm: bộ sưu tập đồ sứ, đồ pháp lam, trang phục cung đình, sưu tập ấn triện,... nơi đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa cũng như cuộc sống cung đình Huế xưa. Bảo tàng cổ vật cung đình Huế chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hứng thú khi tham quan Cố đô Huế.

Cố đô Huế

📍 Hoàng thành Huế

Nổi tiếng với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của triều Nguyễn. Hoàng thành Huế được xây dựng kiên cố, chắc chắn bao gồm 4 mặt tường bao quanh với 4 cổng giữ vai trò bảo vệ các công trình cung điện hoàng gia và miếu thờ vua chúa.

Đặc biệt, nơi đây chỉ có vua và hoàng thất mới được phép vào. Nếu có dịp đến Cố đô Huế, bạn nhất định không nên bỏ qua địa điểm này bởi bên trong có rất nhiều kiến trúc đẹp như: Điện Thái Hòa, Hiếu Lâm Các, Tử Cấm Thành…

Cố đô Huế

Điểm tham quan bên ngoài Kinh thành

Ngoài các công trình bên trong Kinh thành, thì phía bên ngoài Cố đô Huế còn rất nhiều điểm đến thú vị để bạn khám phá.

▶️ Các Lăng tẩm điện

Các Lăng tẩm của từng triều đại từ thời vua Gia Long cho đến vua Khải Định đều nằm ở phía ngoài của Kinh thành Huế. Hệ thống lăng tẩm được đánh giá là có kiến trúc độc đáo, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật xây dựng thời Nguyễn.

Tất cả các lăng mộ đều nằm ở những vị trí thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Không chỉ là những di tích của lịch sử mà chúng còn là biểu tượng của vùng đất Cố đô Huế.

▶️ Đàn Nam Giao

Nằm ở phía Nam Kinh thành Huế, thuộc làng Dương Xuân, nay là phường Trường An, Thành phố Huế, Đàn Nam Giao là một ngôi ngôi đền cổ được nhà Vua lựa chọn để thực hiện các buổi lễ tế, cầu mưa. Đàn Nam Giao là minh chứng rõ nhất cho truyền thống tín ngưỡng và nghệ thuật kiến trúc của Cố đô Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

▶️ Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ kính của Cố đô Huế

Sẽ là một thiếu sót lớn khi bỏ qua chùa Thiên Mụ trong chuyến hành trình khám phá quần thể Cố đô Huế. Được xây dựng từ rất sớm vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ gắn liền với những truyền thuyết lâu đời của xứ Kinh Kỳ. Ngoài ra, dưới thời nhà Nguyễn, chùa còn được chọn là quốc tự của triều đại này.

Ghé thăm chùa Thiên Mụ, bạn sẽ phải ấn tượng với những công trình kiến trúc bên trong chùa như Phật đài, Quan Âm Đài, Phổ Đà La Niết Bàn… Thêm một thông tin thú vị nữa đó là tại đây còn sở hữu chiếc chuông lớn nhất Việt Nam với trọng lượng lên đến 3.285kg được đúc vào năm 1710.

▶️ Hiển Lâm Các

Năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng, Hiển Lâm Các được cho xây dựng nhằm ghi nhớ công tích của các vua và các quan đại thần có công lớn dưới thời nhà Nguyễn. Công trình được chia làm 3 phần rõ rệt và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Bên cạnh đó, Hiển Lâm Các còn được biết đến là công trình cao nhất trong Hoàng Thành Huế.

Theo đánh giá, Hiển Lâm Các có giá trị rất quan trọng trong lịch sử Cố đô Huế vì đây là nơi mà các vị vua sau bày tỏ sự biết ơn đối với cha ông. Các công trình bên trong Hoành Thành đều phải xây thấp hơn Hiển Lâm Các cũng đều vì lý do này.

Hiện nay các công trình kiến trúc trong Hoàng thành đang được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trùng tu và sửa chữa, vì vậy bạn hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về những điểm tham quan mà bạn muốn đến nhé!

Cố đô Huế

Sự giao thoa giữa kiến trúc Đông Tây, nét đẹp truyền thống và hiện đại của vùng đất Cố đô Huế sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng phải lưu luyến khi có dịp đặt chân đến nơi đây. Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, văn hóa, đừng ngần ngại mà hãy xách ba lô lên và khám phá nơi đây thôi. Mời bạn tham khảo lịch trình tour Huế 3 ngày 2 đêm tại đây!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo