Review chi tiết cung An Định - điểm check in độc đáo của xứ Huế | Antamtour.vn

Review chi tiết cung An Định - điểm check in độc đáo của xứ Huế

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 01/03/2024

Đến với Huế mộng mơ, du khách nhất định phải một lần ghé thăm cung An Định. Nơi đây không chỉ ghi lại những dấu ấn thăng trầm của lịch sử mà nó còn gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo, vừa hoa lệ, vừa cổ kính, khác biệt với hầu hết kiến trúc trong quần thể cố đô Huế. Hãy cùng theo chân Antamtour khám phá những điều đặc biệt chỉ có ở cung An Định nhé!

Cung An Định

Cung An Định

  1. Sơ lược về cung An Định
  2. Lịch sử hình thành cung An Định
  3. Kiến trúc độc đáo của cung An Định
  4. Giá vé và giờ mở cửa
  5. Ẩm thực đặc trưng

Sơ lược về cung An Định

Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu, quay mặt về hướng nam, phía dòng sông, tọa lạc tại số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Nằm trong quần thể cố đô nhưng vị trí địa lý của cung An Định nằm ngoài kinh thành Huế, cách kinh thành khoảng 2,8km.

Vị trí trên Google Maps

Cung điện được xây dựng từ năm 1917, nơi đây ban đầu được dùng làm nơi sinh sống của vua Khải Định, sau này được vua Bảo Đại kế thừa, làm nơi ở chính cho đến khi thoái vị.

Cung An Định không chỉ lưu giữ vẹn nguyên nhiều di vật, kỷ vật cùng những đoạn lịch sử quan trọng của hai vị vua triều Nguyễn, nơi đây còn nổi tiếng bởi sự quy mô, hoành tráng cùng lối kiến trúc xa hoa, lộng lẫy bên dưới những "lớp phủ" thời gian.

Công trình được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia (theo loại hình kiến trúc, nghệ thuật) và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lịch sử hình thành cung An Định

Năm 1902, tại vị trí cung An Định Huế như hiện nay mới chỉ có một phủ nhỏ bằng gỗ, là nơi sinh sống của hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cửu Bảo (vua Khải Định sau này). Sau khi lên ngôi, đến tận năm 1917, vua Khải Định mới dùng tiền riêng để mở rộng thêm khuôn viên và cải tạo kiến trúc theo lối hiện đại. Đến năm 1919, An Định cung mới chính thức được hoàn tất.

Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành nơi ở trước khi đăng cơ của Đông cung Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, toàn bộ gia đình vua chuyển từ Hoàng cung sang lưu trú tại cung An Định.

Sau năm 1954, cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu.

Năm 1975, Từ Cung thái hậu đã hiến cung An Định cho cách mạng.

Đến nay di tích Cung An Định ở Huế đang được trùng tu lại để giữ gìn di sản và đón du khách ghé thăm.

Cung An Định

Cung An Định Huế

Kiến trúc độc đáo của cung An Định

Cung An Định là một công trình kiến trúc khá quy mô thời bấy giờ với tổng diện tích hơn 23 nghìn km2. Toàn bộ cung lấy hai gam màu vàng và trắng làm tông màu chủ đạo, tạo nên sự sang trọng, tinh tế, đúng chất hoàng gia. Xung quanh cung là khuôn viên tường gạch cao 1,8m, trên có thêm hàng rào song sắt để đảm bảo an ninh cho toàn bộ cung điện.

Ban đầu, cung An Định có khoảng 10 công trình lớn nhỏ theo thứ tự từ trước ra sau là: Bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú và hồ nước. Sau hơn 100 năm, nơi đây đã chịu sự tàn phá của thời gian và chiến tranh khốc liệt nên nhiều công trình không còn giữ được kiến trúc nguyên vẹn. Chỉ có ba công trình ít bị ảnh hưởng nhất là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Cổng chính được xây dựng mô phỏng kiến trúc tam quan, hai tầng, được trang trí bằng sành sứ, thủy tinh đắp nổi rất tỉ mỉ, công phu. Bên cạnh đó, cổng còn được chạm khắc bởi những hình rồng bay phượng múa, mãnh hổ và hoa văn vô cùng lộng lẫy. Đây chính là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc truyền thống phương Đông. Bên cạnh đó, cổng còn kết hợp cả kiến trúc phương Tây với những cột trụ giả đắp nổi theo phong cách Roman ở hai bên lối đi chính.

Cung An Định

Cung An Định ở Huế

Đi vào cổng là thấy ngay trước mắt là đình Trung Lập với cấu trúc giống như nhà chòi hình bát giác, nền cao, có hai lối đi bậc thang ở hai bên. Trên mái đình đắp nổi hình 12 con rồng tỏa ra các hướng. Bên trong đình đặt bức tượng đồng của vua Khải Định được đúc từ năm 1920.

Cung An Định

Cung An Định

Phía sau đình Trung Lập là lầu Khải Tường. Đây là công trình kiến trúc chính, lớn nhất còn vẹn nguyên cho đến thời điểm hiện tại. Lầu Khải Tường cung An Định kết hợp kết cấu bê tông, cốt thép của phương Tây và gỗ, gạch ngói của nước ta.

Lầu cao 3 tầng, bên trong có tổng cộng 22 phòng lớn nhỏ, tổng diện tích khoảng 750m2. Bước vào bên trong, người ta mới cảm nhận được hết vẻ nguy nga, tráng lệ của nó.Lầu Khải Tường không chỉ thể hiện một lối kiến trúc đi trước thời đại mà còn toát lên vẻ đẹp nghệ thuật vô cùng tinh tế từ nội thất bên trong.

Cung An Định

Cung An Định

Điểm nhấn của lầu Khải Tường chính là khu đại sảnh với 6 bức tranh sơn dầu ốp trên các mảng tường. Những bức tranh mô tả vô cùng chân thực và sinh động lăng tẩm của các vị vua. Bên cạnh đó, xung quanh được ốp bằng khung gỗ mạ vàng, chạm khắc hình hoa sen, hoa mai vô cùng tinh tế khiến đại sảnh trở nên sang trọng, xa hoa hơn bao giờ hết. Giữa đại sảnh là bức tượng đồng của hoàng từ Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).

Cung An Định

Cung An Định

Tám phòng trên tầng hai trước kia chủ yếu là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, nay được sử dụng để trưng bày hiện vật, lưu trữ thông tin của hai vị vua trước kia ở cung An Định.

Phía sau lầu Khải Tường đã từng có công trình nhà hát Cửu Tư Đài rộng khoảng 1.150m2, sức chứa hơn 500 người. Đáng tiếc là công trình này đã bị phá hủy vào năm 1947. Tuy nhiên, vào năm 2020, một đoàn làm phim đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng Bạch Trà Viên để lấy bối cảnh cho phim. Không gian cung An Định lại thêm một điểm check in mới. Vườn bạch trà cung An Định xinh đẹp, mộng mơ với hơn 2000 cây bạch trà đua nhau khoe sắc.

Cung An Định

Vườn bạch trà cung An Định

Giá vé và giờ mở cửa ở cung An Định

✅ Giá vé:

- Người lớn: 50k/ người

- Trẻ em: Miễn phí

Giá vé trên là giá vào cổng áp dụng cho riêng cung An Định. Nếu bạn muốn khám phá toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế, bạn có thể lựa chọn vé combo với giá là 580k đối với người lớn và 110k đối với trẻ em.

✅ Giờ mở cửa:

Mùa hè: Từ 6h30 - 17h30

Mùa đông: Từ 7h00 - 17h00

Cung An Định

Cung An Định giá vé

Ẩm thực đặc trưng khi đến tham quan cung An Định Huế?

Đến tham quan cung An Định, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở xung quanh rất nhiều món ngon mang đậm bản sắc cố đô. Bạn có thể thưởng thức những bát bún bò nóng hổi, cơm hến, bún hến, bánh canh đậm đà hương vị xứ Huế. Đặc biệt, bạn không thể bỏ qua món bánh bèo cung An Định trứ danh, ăn một lần là nhớ mãi.

Cung An Định có thể được coi là một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc của cố đô Huế. Hãy ghé thăm cung An Định Huế để tìm hiểu thêm về lịch sử, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan nơi đây và đừng quên check in để có những tấm hình tuyệt đẹp nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo