Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh là một điểm đến tôn giáo thu hút nhiều khách hành hương trong những ngày năm mới. Nơi đây thu hút đông đảo người đến dâng lễ và cầu mong may mắn, thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống. Ngôi đền nổi tiếng về “vay vốn” làm ăn đối với người kinh doanh.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hữu ích về đền Trình Bà Chúa Kho cũng như những kinh nghiệm đi lễ Bà Chúa Kho Bắc Ninh vào dịp đầu năm có thể tham khảo bài viết dưới đây của Antamtour nhé.
- Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
- Thời điểm xây dựng đền thờ Bà Chúa Kho
- Thời điểm diễn ra lễ đền Bà Chúa Kho
- Nét đặc sắc trong kiến trúc của đền Bà Chúa Kho
- Đường đi đến đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
- Các nghi lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
- Văn khấn đền Trình Bà Chúa Kho
- Một số lưu ý khi đi đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
Đền Bà Chúa Kho ở đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong mỗi dịp đầu năm âm lịch. Đền Bà Chúa Kho nằm tại ngọn núi Kho, thuộc khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh. Vùng đất này không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong quần thể di tích khu Cô Mễ, bao gồm Đình – Chùa – Đền tại Việt Nam.
Vị trí trên Google Maps
Thời điểm xây dựng đền thờ Bà Chúa Kho
Đền thờ Bà Chúa Kho được xây dựng từ thời nhà Lý, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Bắc Ninh. Với sự linh thiêng được người đời truyền truyền lại cho con cháu, ngôi đền thu hút lượng lớn du khách hàng ngày đến hành hương, khấn vái, dâng hương và thực hiện các nghi lễ tâm linh.
Với nhiều người, đây là nơi tìm kiếm sự bình an và may mắn cho công việc. Đặc biệt, ngôi đền còn liên quan đến lời đồn về việc xin lễ "vay vốn âm" từ đền Trình Bà Chúa Kho, để nhận được lộc dương giúp kinh doanh phát đạt và thuận buồm xuôi gió.
Thời điểm diễn ra lễ đền Bà Chúa Kho
Mỗi năm, lễ hội Đền Bà Chúa Kho thường diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Dịp này thu hút đông đảo người dân từ nhiều nơi đến dâng hương, thực hiện nghi lễ với hy vọng nhận sự phù hộ từ Bà Chúa Kho, đặc biệt trong việc “vay vốn” cho kinh doanh đầu năm, mong muốn có một năm làm ăn thuận lợi và may mắn.
Tượng Bà Chúa Kho
Nét đặc sắc trong kiến trúc của đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho được xây dựng dưới thời nhà Lý. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, từng chịu nhiều thiệt hại trong những năm kháng chiến của nhiều thời đại. Tuy nhiên, tương tự như Chùa Phật Tích có hơn 1000 năm tuổi, Đền Bà Chúa Kho vẫn kiên cường. đứng vững qua thời gian.
Đền thờ Bà Chúa Kho đã trải qua quá trình trùng tu vào những năm 1978 - 1980 sau khi gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cho đến ngày nay, ngôi đền vẫn được tôn tạo để lưu giữ những điểm tích lịch sử để khách hành hương đến tham quan và dâng lễ tại nơi này
Bên trong đền, bạn sẽ thấy đền thờ được xây dựng theo một kết cấu và trình tự rỡ ràng. Từ cổng tam quan, hậu cung, khuôn viên bên trong, tòa tiền tế đến cung đệ nhị...
Mỗi nơi trong Đền Bà Chúa Kho được tu bổ và xây dựng lại, tạo nên không gian rộng lớn, uy nghiêm và trang trọng. Nhờ đó đền thờ đã làm mới đi và tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc của nó.
Đền Bà Chúa Kho đã được tu sửa lại với diện mạo mới
Đường đi đến đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Để thuận tiện trong việc di chuyển tới đền Trình Bà Chúa Kho khách du lịch nên di chuyển từ Hà Nội. Vì từ Hà Nội đến Bắc Ninh chỉ mất 1h đồng hồ. Bạn có thể di chuyển bằng xe bus hoặc phương tiện cá nhân:
- Đối với xe bus: Để đến Bắc Ninh bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn chuyến số 54 từ Long Biên hoặc chuyến số 203 từ Giáp Bát. Đi xe bus khá thụ đồng nên việc quan trọng là lên kế hoạch thời gian để tránh bị chậm trễ.
- Đi bằng xe cá nhân: bạn có thể chọn đường đi qua cầu Long Biên, tiếp tục qua cầu Đuống, đi qua thị xã Từ Sơn để đến trung tâm thành phố Bắc Ninh. Từ đây, bạn đi tiếp theo đường quốc lộ 295B một đoạn, sau đó rẽ trái theo đường Cổ Mễ để đến Đền Bà Chúa Kho.
Nếu khó khăn trong việc di chuyển, bạn có thể chọn tour du lịch đền Bà Chúa Kho kết hợp tham quan Chùa Dâu và chùa Bút Tháp của Antamtour tại đây.
Các nghi lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Ngày lễ cầu may của Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Thời gian này ngôi đền thu hút hàng ngàn khách du lịch và hành hương từ khắp nơi tới Bắc Ninh tham gia lễ dâng.
Khi đến đây để tham gia lễ hội đền bà chúa kho, việc dâng lễ và cầu xin Bà Chúa Kho “vay vốn” thường được thực hiện cùng với các lễ chay và lễ mặn. Trong bài sớ, cần ghi rõ số tiền vay, mục đích và thời gian trả lễ. Quan trọng nhất khi dâng lễ là lòng thành tâm và trung thực với lời hứa của người dâng lễ.
Mặc dù việc trả lễ không bắt buộc nhưng nó thể hiện lòng thành và trung thực của người dâng lễ. Bất kể thành công trong công việc, việc tạ lễ này thể hiện sự chân thành và lòng thành kính của người dâng lễ..
Hướng dẫn sắm lễ đền Bà Chúa Kho
Mâm lễ vật rất quan trọng vì nó thể hiện sự thành kính và thành tâm của mỗi người. Ngoài tiền vàng mã, người dâng lễ cần chuẩn bị lễ mặn, lễ chay để đặt vào các ban thờ. Mỗi ban thờ cần có các lễ lạc riêng. Do đó để không bị nhầm lẫn Du lịch An Tâm gợi ý bạn một số hướng dẫn sau đây.
- Lễ chay bao gồm hương, trà, bánh, hoa, trái cây, oản… dành cho ban Thánh Mẫu, ban Phật và Bồ Tát.
- Lễ mặn được chuẩn bị với các món như gà, lợn, chả, giò, xôi… và chỉ đặt ở ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Lễ đồ sống bao gồm trứng, gạo, muối, thịt… được đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Cỗ sơn trang có thể bao gồm các đặc sản chay như gạo nếp cẩm, đậu phụ nướng…
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu cần chuẩn bị oản, quả, gương, lược, trang sức, quần áo và một số đồ chơi dành cho cậu…
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền yêu cầu các món lễ phải là đồ chay.
Mâm lễ dâng lên đền Bà Chúa Kho
Hướng dẫn trình tự dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho
Khi dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho, khách du lịch và hành hương cần biết về các ban thờ và trình tự dâng lễ để thực hiện đúng cách. Đền có tổng cộng 8 ban thờ, trong đó có 4 ban chính là Tiền Tế, Phủ Công Đồng, Đệ Nhất Cung và Đệ Nhị Cung. Quá trình dâng lễ diễn ra như sau:
- Ban Trình: Bắt đầu bằng việc khấn với thổ công, các vị quan cai quản để xin phép tham dự lễ hành hương.
- Dâng lễ Đền Bà Chúa Kho: Bạn sẽ sắp xếp mâm lễ gọn gàng, sau đó đi đến cửa thắp hương. Khi thắp hương, nên sử dụng số lượng que hương là số lẻ như 1, 3, 5, 7. Trong quá trình thắp hương, đọc văn khấn đền Trình Bà Chúa Kho.
- Trong khi chờ hương cháy hết, bạn có thể đi đến các ban thờ khác để sắp xếp và dâng lễ. Khi que hương cháy hết, thắp thêm một nén nhang nữa, vái lạy 3 lần trước ban thờ và sau đó hạ lễ để đốt vàng mã.
Lưu ý rằng bạn phải lấy lễ từ ban thờ chính trước khi dâng lễ ở các ban thờ khác trong đền. Những đồ vật cúng ở ban thờ Cô, Cậu như lược, gương,... nên để nguyên hoặc hỏi xem nên để ở đâu, không nên mang về nhà để sử dụng.
Dâng hương đền Bà Chúa Kho
Văn khấn đền Trình Bà chúa kho
Ngoài việc dâng lễ đúng thứ tự thì đọc văn khấn đền Trình Bà Chúa Kho cũng là công việc quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là văn khấn để người dâng lễ tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.
Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:…………………………………………………
Ngụ tại:……………………………………………………………
Hôm nay là ngày…………………………………………………
Con sắm sửa kim ngân, lễ vật một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
Sau đó bạn đọc thêm 3 lần câu Nam mô A Di Đà Phật là xong.
Một số lưu ý khi đi đền Bà Chúa Kho
Đền thờ Bà Chúa Kho là nơi thờ phụng linh thiêng nên khi hành hương tới đây bạn nên lưu ý một số điểm sau đây.
-
Khi đến đền Bà Chúa Kho, việc ăn mặc gọn gàng, lịch sự là rất quan trọng vì đây là nơi linh thiêng và thanh tịnh. Tránh ăn mặc quá hở hang để không gây mất thiện cảm.
-
Điều hữu ích nữa là nên chọn giày thoải mái như giày thể thao thay vì giày cao gót để dễ dàng di chuyển trong không gian đền.
-
Vì đây là nơi có nhiều người, cẩn thận với tiền mặt để tránh mất mát. Hãy mang theo số lượng tiền hợp lý, tránh mang quá nhiều tiền mặt.
-
Chuẩn bị sẵn những lễ lạc từ nhà để tránh việc mua với giá cao hơn ở đền.
-
Ngoài việc dâng lễ, bạn còn có thể tham gia vào nhiều trò chơi dân gian tại đây, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Trên đây là những thông tin về đền Bà Chúa Kho cũng như là những kinh nghiệm khi đi lễ hội đền Bà Chúa Kho. Nếu như bạn có ý định đến đây vào dịp đầu năm mới để xin bình an và may mắn trong kinh doanh có thể lưu lại bài viết này nhé.
Đừng quên tham khảo lịch trình Tour tham quan đền Bà Chúa Kho 1 ngày của Antamtour.