Đền Cửa Ông Quảng Ninh được ca ngợi là có vị trí thiên thời địa lợi hữu tình với tầm nhìn hướng ra Vịnh Bái Tử Long trong xanh, mát mắt. Nếu sắp tới bạn có kế hoạch đi đến thành phố Cẩm Phả bạn nên đến thăm và làm lễ ở đền Cửa Ông một lần.
Nơi đây nổi tiếng là điểm đến đẹp và thiêng liêng nhất trong hệ thống đền chùa ở Quảng Ninh thu hút số lượng lớn du khách mỗi ngày. Để có được một lịch trình du lịch đền Cửa Ông trọn vẹn, du khách hãy cùng tham khảo một vài kinh nghiệm du lịch đi lễ đền Cửa Ông mà Antamtour đã tổng hợp dưới đây.
- Giới thiệu đền Cửa Ông
- Lịch sử đền Cửa Ông
- Cấu trúc di tích đền Cửa Ông
- Những điều cần biết khi ghé đến đền Cửa Ông
- Hướng dẫn cách sắm lễ khi đến đền Cửa Ông
- Sự tích đền Cửa Ông Quảng Ninh
- Hướng dẫn cách di chuyển đến đền Cửa Ông
- Một số lưu ý khi đến đền
Giới thiệu đền Cửa Ông Quảng Ninh
Đền cửa ông Quảng Ninh
Đền Cửa Ông là quần thể di tích lịch sử có tuổi đời hơn 700 năm tuổi và được xếp hạng Di tích cấp Quốc Gia đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 2017.
Đền là một trong những ngôi đền duy nhất thờ phụng tất cả gia quyến của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sau hơn 100 năm tồn tại và trải qua vô số đợt tu bổ, tôn tạo, đến thời điểm hiện nay nơi đây được xem là một trong những ngôi đền có quy mô và kiến trúc lớn nhất của Việt Nam.
Chùa Cửa Ông còn là một trong những địa danh tâm linh nổi bật của Cẩm Phả Quảng Ninh, nơi đây cũng là một trong những ngôi đền được giới chuyên gia nhận định là có kiến trúc độc đáo nhất của Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Địa chỉ: đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Vị trí đền cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 40km.
Lễ hội đền Cửa Ông: ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch)
Lễ Cầu siêu lễ xin ở cửa Đền và lễ dâng rước Đức Ông: gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng
Hội rước Đức Ông hồi cung an vị: kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Trong hội này có tổ chức các trò chơi dân gian được đông đảo người dân tham dự.
Lịch sử về đền Cửa Ông
Qua sử sách ghi chép lại, Đền Cửa Ông - Quảng Ninh được khởi dựng và duy trì đã qua hơn 700 năm với nhiều lần đại trùng tu. Lúc khởi dựng ngôi đền chỉ là một thảo am nhỏ, được lợp bởi tranh, tre, nứa. .. Vào khoảng năm 1907 - 1916 đền được trùng tu tại. Đến năm 1916, khu di tích xây dựng thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa.
Đây là ngôi đền duy nhất thờ cúng tất cả gia thất của Trần Hưng Đạo cùng với các đệ tử của ông. Các pho tưởng ở đền gồm có tượng Trần Hưng Đạo, tượng vợ của ông là Thánh Mẫu, hai cô con gái Trần Hưng Đạo, các con rể lần lượt là Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông.
Ngoài ra còn có các danh tướng khác là Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung, Trần Khánh Dư...Tất cả có tổng cộng 34 pho tượng quí có niên đại cả trăm năm đã được chính tay các nghệ nhân trạm trổ công phu từng đường nét, tinh tế, tỉ mỉ và rõ nét vì vậy mỗi một pho tượng đều có giá trị nghệ thuật cao.
Kiến trúc di tích đền Cửa ông
Kiến trúc đền Cửa Ông
Theo như sự giới thiệu của các vị Trụ Trì Đền Cửa Ông nơi đây ban đầu chỉ thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng. Sau khi mở rộng thêm các ngôi đền, miếu thì thờ tự thêm nhiều danh nhân. Cụ thể:
- Đền Hạ: Gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu.
- Đền Trung: Thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn thần, Thuỷ thần.
- Đền Thượng: Gồm đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng.
- Đền Cặp Tiên: Thờ một vị tiểu thư - con gái Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.
Những điều cần biết khi ghé đến đền Cửa Ông
👉 Đền Cửa Ông thờ ai? Vị thần được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam cửa suốt hay là Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạotước Hưng Nhượng Vương. Ông có tài chiến đấunhưng là người có tính cách riêng, đã làm cho cha phải phiền lòng đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh làm quan trấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ được vùng đất này ổn định được nhân tâm, ngăn chặn những âm mưu xâm lược của giặc Nguyên.
Tượng Đức Ông Trần Quốc Tảng đền Cửa Ông
👉 Lễ hội đền Cửa Ông: Đến tham quan, vãn cảnh Đền sẽ rất đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ mùa lễ hội tại Đền, nhất là vào dịp đầu năm diễn ra từ ngày 2/1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch mỗi năm (Chính lễ vào ngày mùng 3/2 âm lịch).
Có nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức như rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng, các nghi lễ dâng hương, dâng lễ vật hay tái hiện sự tích về Hưng Nhượng Vương,...Đây cũng là thời gian tổ chức nhiều trò chơi dân gian cổ truyền xưa như Cờ người, cờ bỏi, đua thuyền, đẩy gậy, chọi gà,..
Lễ hội đền Cửa Ông
👉 Văn Khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh
Đền Cửa Ông thờ phụng Trần Quốc Tảng và gia thất của vị tướng Trần Quốc Tuấn Trước khi làm lễ ở ngôi đền Cửa Ông, chúng ta sẽ đọc bài khấn lễ Đức Thánh Trần. Cụ thể bài văn khấn sẽ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều
- Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
- Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
- Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
- Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: .......................Ngụ tại: ...................
Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm ..... Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Hướng dẫn cách sắm lễ khi đến đền Cửa Ông
📍 Đến Cửa Ông Quảng Ninh thì cầu gì?
Đến với Đền người dân thường cầu tài, cầu lộc, cầu bình anh, may mắn, hoặc cầu cho trời yên, bể lặng. Nhiều phụ huynh cũng tới đây để cầu nguyện cho con cái của mình gặt hái được nhiều kết quả cao trong học tập, công ăn việc làm thuận lợi.
Sắm lễ đền Cửa Ông
📍 Khi đến nơi đây, thì bạn nên sắm bao gồm cả lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống. Trong đó:
- Lễ cúng chay dâng lên ban Thánh Mẫu. Lễ chay bao gồm: hương, hoa, trà, trái cây, . ..
- Lễ mặn gồm: gà, xôi, giò, chả, . .. được làm chín, chuẩn bị để dâng lên ban thờ Ngũ vị Quan lớn (ban Công đồng)
- Lễ đồ sống gồm: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 2 quả trứng gà sống đựng trong 2 cốc nhỏ hoặc thịt mồi không nấu chín, lợn sống (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) cùng tiền giấy, vàng mã. Đây là lễ dùng để tế ban Công đồng Tứ Phủ.
Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc tùy vào điện kiện để sắm lễ cái quan trọng là ở tấm lòng thành tâm của bạn.
Những sự tích về đền Cửa Ông và Đức Ông Đệ Tam cửa suốt
Vẻ đẹp đền cửa Ông
📍 Gắn liền với vị thần được người dân Quảng Ninh tôn kính bậc nhất là những điển tích, những câu chuyện kỳ bí được ông cha ta để lại và còn lưu truyền cho tới tận ngày nay.
Chuyện kể rằng, có lần tại biển Cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn sấm sét nổi lên ầm ầm. Ông đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến đá to nổi lên , liền ngang nhiên ngồi lên trên đá. Sóng nổi cuồn cuộn, mực nước dâng lên cao nhưng phiến đã vẫn nổi trên mặt nước che chở ông đi đè đầu những ngọn sóng. Khi mưa gió yên, dân chúng không thấy ông đâu nữa, mà trên phiến đá chỉ có một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là ngày 16 tháng 8 năm 1311từ đó ngày này được xem là ngày hóa của ông.
Nhà vua phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần Ông được xem là vị chủ thần ở Đền Cửa Ông. Trong đền có tượng ông và đôi câu đối, hàm ý nghĩa trân trọng và thông cảm với ông.
📍 Trần Quốc Tảng vốn là một vị tướng giỏi, uy danh lừng lẫy đất Bắc. Ông là người có công lao to lớn trong cuộc chiến thắng Bạch Đằng và được lưu danh công lao trong bài thơ nổi tiếng:
"Bạch Đằng hộ chiến công, lương tướng uy danh Kinh Bắc địa.
Hải Đông lưu linh tích, anh hùng tâm sự đôi Nam thiên. Nghĩa là:
Giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh lừng đất Bắc.
Để dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam".
📍 Ngoài ra, sau khi ông mất người xưa cũng còn lưu lại những câu chuyện vô cùng xúc động:
Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ.
Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên.
Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người đã có nhiều công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm, được các triều vua sắc phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế".
Nhiều người kể lại rằng, khi bản thân gặp điều không như ý trong công việc, họ đều lên đền Cửa Ông để lễ bái Đức Ông và họ dường như trút được gánh nặng, phiền muộn và lại tiếp tục quay về công việc với một tâm trạng tốt hơn nhiều.
Để kiểm chứng xem đó có đúng là sự thật hay không, bạn hãy một lần đến thăm đền Cửa Ông và trải nghiệm điều ấy nha!
Hướng dẫn cách di chuyển đến đền Cửa Ông Quảng Ninh
Theo kinh nghiệm An Tâm đã đi Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh, có nhiều phương tiện để du khách đến đây. Cụ thể, với du khách ở Hà Nội:
- Đi xe khách: Du khách có thể đi từ Hà Nội tới thành phố Cẩm Phả bằng xe khách với giá dao động khoảng 80.000 - 300.000 đồng/lượt tuỳ loại xe, loại ghế ngồi. Khi rời Cẩm Phả, du khách tiếp tục đi xe ôm hoặc taxi tới Đền Cửa Ông.
- Xe ô tô riêng hoặc xe máy (tổng quãng đường khoảng 200 km): Từ trung tâm thủ độ bạn di chuyển theo đường Nguyễn Khoái, qua quốc lộ 1A tại Lĩnh Nam rồi tiếp tục di chuyển theo quốc lộ 5 B/đường Cao tốc 04, sau đó tiếp tục di chuyển theo quốc lộ 5 B/đường Cao tốc 04 rồi di chuyển theo quốc lộ 10 và quốc lộ 18. Tới đường Lý Thường Kiệt - thành phố Cẩm Phả thì bạn di chuyển tiếp là đến Cửa Ông.
Một số lưu ý khi đến lễ chùa đền Cửa Ông Quảng Ninh
Khi đến tham quan chiêm bái đền Cửa Ông Quảng Ninh các bạn cần chú ý một vài điểm sau:
- Ăn mặc lịch sự, kín đáo, không ăn mặc hở hang, loè loẹt, phản cảm dễ gây ô nhiễm chốn linh thiêng
- Đi đứng gọn gàng, nói năng lịch sự, tắt điện thoại khi lễ
- Lượng du khách đến đây tương đối đông, đặc biệt trong các dịp lễ tết nên cần hạn chế việc đốt vàng mã. Tiền lẻ nên đặt ở trong các hòm công đức.
- Không tự ý chạm vào các vật dụng trong chùa.
Trên đây là một số thông tin về đền Cửa Ông Quảng Ninh mà An Tâmđã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong chuyến đi sắp tới.