Điện Hòn Chén, di tích tôn giáo linh thiêng của cố đô Huế | Antamtour.vn

Điện Hòn Chén, di tích tôn giáo linh thiêng của cố đô Huế

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 19/03/2024

Điện Hòn Chén là biểu tượng linh thiêng của văn hóa cố đô. Đặc biệt, nếu đến đây vào đúng dịp Lễ hội Điện Hòn Chén, bạn sẽ được nhìn ngắm bức tranh văn hóa đa sắc màu ấn tượng. Vậy, thật ra Điện Hòn Chén thờ ai và vì sao là biểu tượng tâm linh của xứ Huế, cùng Antamtour tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén

  1. Giới thiệu về Điện Hòn Chén
  2. Sự tích Điện Hòn Chén
  3. Cách đi Điện Hòn Chén
  4. Khám phá kiến trúc Điện Hòn Chén
  5. Lễ hội Điện Hòn Chén

Giới thiệu về Điện Hòn Chén

📌 Điện Hòn Chén nằm ở đâu?

Điện Hòn Chén Huế là công trình tâm linh tọa lạc trên dãy núi Ngọc Trản, thuộc địa phận làng Ngọc hồ, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế. Điện sở hữu địa thế lý tưởng, với tầm nhìn hướng thẳng ra dòng sông Hương thơ mộng, chung quanh điện là rừng cây um tùm tươi tốt.

Vị trí trên Google Maps

📌 Điện Hòn Chén Huế thờ ai?

Được khởi công xây dựng dưới thời vua Gia Long, Điện Hòn Chén là nơi thờ Nữ thần Ponagar của văn hóa Chămpa. Tương truyền, bà là người được Ngọc hoàng phái xuống trần gian để giúp đỡ con người.
Thời ấy, Nữ thần Ponagar là người đã dạy dân chúng cách trồng hoa màu, cây cối, đặc biệt là các loại gỗ trầm quý hiếm.

Đặc biệt, bên cạnh thờ Nữ thần Ponagar, thì Điện Hòn Chén còn là nơi người dân thờ cúng Công chúa Liễu Hạnh, tức bà Vân Hương Thánh Mẫu, Phật Quan Âm, Quan Công cùng hơn 100 vị thần thánh khác là đồ đệ của những thánh trên.

📌 Ý nghĩa tên Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén là công trình được khởi công xây dựng dưới thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo giáo. Dưới triều nhà Nguyễn, điện có tên chính thức là Ngọc Trản Sơn Từ - tức ‘Điện thờ ngự tại núi Ngọn Trản’.

Dưới thời vua Đồng Khánh, Điện Hòn Chén Huế được đổi tên thành điện Huệ Nam - tức ‘Mang đến ân huệ cho người nước Nam’. Tuy nhiên, cái tên Điện Hòn Chén vẫn được người dân quanh vùng gọi nhiều hơn cả.

Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén thờ ai?

Sự tích Điện Hòn Chén

Sự tích Điện Hòn Chén gắn liền với vua Minh Mạng

Điện Hòn Chén là công trình tâm linh gắn liền với điển tích liên quan đến việc vua Minh Mạng được rùa thần ngậm chén ngọc trả lại cho ngài. Thời ấy, vua Minh Mạng khi ngồi thuyền xuôi dòng sông Hương đã đánh rơi một chén ngọc quý. Tức thì, một con rùa từ dưới sông nổi lên, miệng ngậm chén ngọc trao lại cho vua.

Sự tích Điện Hòn Chén liên quan đến vua Thiệu Trị

Ngày trước, vua Thiệu Trị cho xây làng gần Điện Hòn Chén Huế. Một dạo, khi vua và các phi tần ngồi thuyền đi ngược dòng sông Hương để thăm làng, khi đi ngang điện, một người vợ của vua đã đánh rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng xuống chỗ nước sâu.

Lúc này, Hoàng Phi tiếc chiếc ống nên đã khuyên vua khấn Thiên Y Na Thánh Mẫu. Ban đầu, vua không tin, tuy nhiên, lúc này, chiếc ống nổi lên từ mặt sông khiến vua bất ngờ, hứa sẽ cho trùng tu lại điện.

Điện Hòn Chén

Chiêm bái Điện Hòn Chén

Cách đi Điện Hòn Chén cho những ai mới đến lần đầu

Cách trung tâm thành phố Huế 8 km về hướng Tây Nam, lại tọa lạc bên bờ sông Hương hiền hòa, thế nên, có nhiều cách đi Điện Hòn Chén để du khách lựa chọn.

Đối với những ai đi bằng ô tô hoặc xe máy, bạn có thể tham khảo lộ trình như sau: đường Bùi Thị Xuân - đường Huyền Trân Công Chúa - Bến Than. Tại đây, bạn có thể ngồi xuôi dòng sông Hương để đến Điện Hòn Chén Huế.

Trong suốt hành trình, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thích thú khi con thuyền khua sóng nước mà đi cũng như hít thở không khí trong lành, mát rượi với những cơn gió sông ‘nhảy múa’ trên mái tóc.

Điện Hòn Chén

Tham quan Điện Hòn Chén

Khám phá kiến trúc Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén là công trình kiến trúc lộng lẫy, cùng nghệ thuật trang trí tinh xảo nổi danh của khoảng cuối thế kỷ 19. Đây là quần thể bao gồm 10 công trình lớn, nhỏ tọa lạc nơi lưng chừng dãy Ngọc Trản, hướng thẳng ra dòng sông Hương xinh đẹp, và chung quanh là rừng già rậm rạp.

Trong đó, Minh Kính Đài là công trình trung tâm của Điện Hòn Chén Huế. Phía bên trái đài là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ quan viên và am Ngoại Cảnh. Trong khi đó, bên phải điện là các công trình bao gồm nhà Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện.

Có thể nói, Minh Kính Đài là công trình kiến trúc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc khảm sành sứ, và sử dụng biểu tượng con phụng chủ đạo trong khoảng cuối thế kỷ XIX. Khi đến Minh Kính Đài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh chim phụng bay lượn rất đẹp.

Ngày trước, Minh Kính Đài là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ, hành hương tại khu vực Điện Hòn Chén. Nơi đây được chia thành ba cung, lần lượt là:

  • Đệ Nhất Cung (Thượng Cung): Đây là nơi thờ Thánh mẫu Vân Hương, tức Công chúa Liễu Hạnh, vua Đồng Khánh, Nữ thần Thiên Y A Na Ponagar và các vị thần khác
  • Đệ nhị cung: Đây là nơi đặt các tượng thần thánh, bày biện lễ vật cúng rước sắc
  • Đệ tam cung: Đây là nơi cử hành lễ nghi, cũng như để du khách cúng bái, dâng hương khi có dịp tham quan Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén

Có thể bạn sẽ có cơ hội xem hầu đồng Điện Hòn Chén

Khám phá Lễ hội Điện Hòn Chén

✅ Thời điểm tổ chức Lễ hội Điện Hòn Chén

Vào tháng 3 âm lịch, tức mùa Xuân lễ và tháng 7 âm lịch, tức mùa Thu lễ, thì người dân xứ Huế sẽ tổ chức Lễ hội Điện Hòn Chén với nhiều nghi thức, hoạt động, trò chơi dân gian hấp dẫn.

✅ Các hoạt động trong Lễ hội Điện Hòn Chén

- Lễ nghinh thần

Đây là nghi thức rước các vị thần về điện cùng tham gia ngày hội, và là một nét văn hóa đặc sắc diễn ra trên dòng sông Hương.

Trong Lễ nghinh thần, người dân sẽ tổ chức lễ tế ngay tại điện, thường sẽ diễn ra vào hôm trước ngày chánh tế. Các vị thần được thỉnh vào Điện Hòn Chén trong dịp lễ hội này là Nữ thần Thiên Y A nNa Ponagar với quy mô đám rước lớn nhất.

Lễ nghinh thần sẽ được tổ chức trên thuyền kết đôi, còn gọi là ‘bằng’. Thuyền được trang trí bằng cà phướng, hương án đa sắc màu, trên thuyền đặt một bàn thờ và long kiệu.

Thuyền dẫn đậu đám rước có trang trí long kiệu thêu hòm sắc vua ban cho Thánh mẫu. Các cô gái sẽ mặc quần áo rực rỡ cùng theo đám rước, với các thuyền chở tự khí, cờ, quạt nối tiếp nhau.

- Lễ chánh tế

Sau khi nghinh thần về điện, Lễ chánh tế sẽ được diễn ra với các nghi lễ quan trọng. Đây là lễ tế được tổ chức theo nghi thức truyền thống, gồm nhiều hoạt động như cung nghinh Thánh mẫu, thức tế làng Hải Cát, phóng sanh, phóng đăng, v.v.

Điện Hòn Chén

Lễ hội Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén là công trình tâm linh nổi tiếng tại cố đô Huế thơ mộng. Nếu muốn khám phá ngôi điện thờ linh thiêng này, đừng quên lưu lại bài viết của Antamtour phòng khi cần bạn nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo