Tượng nhà Mồ biểu hiện về một giá trị văn hóa tâm linh độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Mỗi tượng nhà mồ là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật phong phú và đặc sắc. Mỗi bức tượng nhà mồ tạo ra là những “đứa con tinh thần” mà các nghệ nhân người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã “thổi hồn” vào từng khúc gỗ.
Tượng nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả, thể hiện qua cuộc chia tay cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới những người đã khuất. Sau lễ bỏ mả, tượng nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng.
Nhà Mồ Tây Nguyên
Tượng nhà mồ được chuẩn bị khá công phu của người chủ hộ để tiến hành nghi lễ bỏ mả. Trước kia, khi gỗ quý còn nhiều, cột tượng nhà mồ thường được làm bằng loại tốt như hương, cà chít… có sức chịu đựng mưa nắng lâu.
Thủ pháp tạo hình tượng nhà mồ truyền thống thường đơn giản về trau chuốt tỉ mỉ các chi tiết nhưng giàu sức tưởng tượng và gợi mở cho người xem những suy nghĩ tiếp diễn qua sự thể hiện của mỗi bức tượng có nhiều suy tưởng.
Cũng chính cái tài “thổi hồn” vào tượng nhà mồ của nghệ nhân và sự sáng tạo phong phú, đa dạng qua tượng nhà mồ một cách muôn hình, muôn dạng mà tượng nhà mồ đã để lại được những cảm nhận thân thương và yêu quý cho người sống khi nhớ về người đã khuất.
Văn hóa nhà mồ là một trong những nét độc đáo của người M’nông Tây Nguyên, khi vị tù trường săn voi vĩ đại –Khunjunob mất, tang lễ của ông đã được tổ chức hết sức long trong mà ngôi nhà Mồ được người dân nơi đây xây dưng cho ông, trở thành biểu hiện tiêu biểu cho nét văn hóa này.
Tượng nhà Mồ Tây Nguyên
Khunjunob, ông tên thật là N’ Thu K’ Nul, sinh năm 1828. Ông chính là người khai sinh ra Buôn Đôn. Vị tù trưởng quyền lực này được nhân dân bản địa vô cùng ngưỡng mộ và kính phục.
Không phải ngoa khi người ta mệnh danh ông là vua săn bắt voi, bởi vì ông là một trong những người có công trong buổi đầu tạo lập; sau đó phát triển nghề săn bắt và thuần phục, nuôi dưỡng voi rừng. Trong sự nghiệp săn voi của mình, ông đã làm Vua Thái Lan vô cùng kính phục khi ông săn được con Bạch Tượng tặng vua.
Vua Thái Lan đã phong tặng ông danh hiệu Khunjunob nghĩa là vua săn voi. Trong suốt 110 năm sống và gắn bó ở làng Buôn Đôn, ông đã lãnh đạo, làm việc và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Khi vua săn voi mất, tin tức về sự ra đi này đã lan truyền khắp nơi. Mọi người, mọi sắc tộc khắp nơi kéo đến tham dự.
Tang lễ của ông được tổ chức long trọng trong niềm tiếc thương của tất cả mọi người. Sau khi hành lễ bỏ mã, người cháu của vua săn voi là R’ Leo K’ Nul đã lập mộ cho ông mộ. Ngôi mộ được kiến trúc theo nhà mồ văn hóa M’ Nông – Lào, thể hiện rõ mô – típ hình khối được trang trí bằng họa tiết các búp sen trên bốn góc đỉnh mộ.
Mộ tù trưởngKhunjunob
Hành trình khám phá đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên chính là một hành trình vô cùng thú vị và đặc sắc. Hãy để Antamtour đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch Tây Nguyên này nhé!
Xem thêm tại: Tour Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm.