Review Lạc Sơn Đại Phật - Bức tượng Phật khổng lồ hơn 1000 năm tuổi | Antamtour.vn

Review Lạc Sơn Đại Phật - Kỳ quan có một không hai trên thế giới 

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 06/03/2024

Lạc Sơn Đại Phật là một tạo tác nghệ thuật, kỳ quan tôn giáo nổi tiếng bậc nhất tại Trung Quốc. Bức tượng khổng lồ thu hút hàng triệu lượt du khách thập phương ghé thăm mỗi năm. Qua bài viết này, hãy cùng Antamtour khám phá địa điểm du lịch kỳ vĩ này nhé!

Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật

  1. Giới thiệu đôi nét về Lạc Sơn Đại Phật
  2. Lịch sử hình thành của Lạc Sơn Đại Phật
  3. Chiêm ngưỡng kỳ quan Lạc Sơn Đại Phật
  4. Cách di chuyển đến Lạc Sơn Đại Phật
  5. Thời gian mở cửa, giá vé tham quan

Giới thiệu đôi nét về Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật (乐山大佛 / Lèshān Dàfó / Leshan Giant Buddha) tọa lạc tại thành phố Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nơi đây cách trung tâm thành phố Lạc Sơn khoảng 6 km về phía Đông Nam. Thắng cảnh Lạc Sơn Đại Phật được biết đến là 1 trong 3 di sản văn hóa thế giới quan trọng bậc nhất tại vùng đất Lạc Sơn.

Vị trí trên Google Maps

Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn án ngữ tại “ngã ba” của 3 con sông, bao gồm: sông Đại Độ, sông Thanh Y, sông Mân Giang. Nơi đây nổi tiếng là một địa danh linh thiêng, mang đậm dấu ấn Phật Giáo. Bên cạnh đó, thắng cảnh Đại Phật sở hữu phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, được che chở bởi những dãy núi chập chùng.

Hiện nay, Lạc Sơn Đại Phật là pho tượng Phật lớn nhất thế giới. Với chiều cao 71m, bức tượng này sừng sững giữa đất trời Lạc Sơn như là một nét chấm phá cho bức tranh sơn thủy nơi đây. Do đó, thẳng cảnh này là một điểm đến tuyệt vời dành cho những ai yêu thích ngắm nhìn vẻ đẹp phong cảnh, tìm hiểu văn hóa và tôn giáo.

Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng đá lớn nhất thế giới

Lịch sử hình thành của Lạc Sơn Đại Phật

Đại tượng phật ở Lạc Sơn là một trong những công trình cổ kính và lâu đời tại Trung Quốc. Bức tượng đức Phật đã có tuổi đời hơn 1300 năm, trải qua nhiều triều đại hưng thịnh trong lịch sử Trung Hoa như: nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh,...

Năm 713, tượng Lạc Sơn Đại Phật được hoàng đế Đường Huyền Tông cho khởi công xây dựng. Tương truyền rằng, xưa kia dòng nước tại vùng ngã ba sông thường dữ dội, dẫn đến tai nạn tàu thuyền xảy ra liên miên. Do đó, bức tượng này được xây dựng nhằm mục đích làm dịu dòng chảy, mang lại thái bình thiên thu cho nơi đây.

Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật đã có hơn 1300 năm lịch sử

Tuy nhiên quá trình xây dựng Lạc Sơn Đại Phật gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trải qua nhiều đời kiến trúc sư và nghệ nhân tạc tượng. Ròng rã suốt hơn 100 năm, bức tượng này mới được hoàn thành. Thời gian hoàn thành tượng đại phật là vào năm 803.

Hơn 1300 năm, dân gian truyền miệng đã có 4 lần Lạc Sơn Đại Phật chảy nước mắt. Một số người cho rằng do đức Phật cảm thương cho những đói khổ của nhân dân lúc bấy giờ. Một số khác cho rằng Lạc Sơn Đại Phật khóc là do hệ thống thoát nước ngầm trong bức tượng.

Vào năm 1996, tượng Đại Phật được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hiện nay, mặc dù đã trải qua hơn 1000 năm, bức tượng vẫn còn giữ được nét đẹp nguyên sơ như thuở ban đầu. Đây được xem là công trình tôn giáo độc đáo, có một không hai trên thế giới.

Chiêm ngưỡng kỳ quan Lạc Sơn Đại Phật

Đặt chân đến đại tượng phật ở Lạc Sơn Tứ Xuyên, du khách không khỏi choáng ngợp trước quang cảnh nơi đây. Một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và đầy trữ tình. Nơi đây có ngọn núi thiêng Nga Mi, có 3 dòng sông cùng hội tụ, có một kiệt tác hơn 1300 năm tuổi. Tất cả tạo nên phong cảnh độc nhất vô nhị mà không nơi nào khác có được.

Lạc Sơn Đại Phật

Gương mặt tượng Phật Lạc Sơn

Tượng Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt, nét mặt từ bi, dáng ngồi tựa lưng vào núi là một hình ảnh biểu tượng cho Phật Giáo Trung Quốc. Từng chi tiết trên bức tượng đều được điêu khắc kỳ công. Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng khóe mắt, nụ cười, móng tay, móng chân,... và 1021 búi tóc của đức Phật.

Hai bên tượng Đại Phật có hai bức tượng hộ pháp với dáng đứng oai phong, thân khoác chiến bào, tay mang pháp khí, góp phần mang đến cảm giác nghiêm trang cho quang cảnh nơi đây. Bên cạnh đó, hàng nghìn bức tượng Phật nhỏ được nghệ nhân tỉ mỉ điêu khắc trên vách đá, được xem là một kho tàng Phật Giáo giá trị.

Lạc Sơn Đại Phật

Tượng Đại Phật nhìn từ trên cao

Dọc theo vách núi, bạn có thể bước lên “Cửu Khúc Sạn Đạo” (Lăng Văn Sạn Đạo). Đây là một con đường đá với 9 bước ngoặt và dài 45m. Men theo Cửu Khúc Sạn Đạo, bạn có thể chiêm ngưỡng sự khổng lồ và những đường nét trên tượng Đại Phật.

Tai đức Phật là nơi đông đảo du khách chọn để chụp ảnh. Đứng ở đây, toàn bộ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Lạc Sơn sẽ được thu gọn vào tầm mắt. Bạn sẽ nhìn thấy dãy núi thánh Nga Mi cao 3000m, nhìn thấy dòng sông Mân Giang uốn lượn giữa đất trời. Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên Trung Quốc là một kiệt tác vĩ đại, sự kết hợp hài hòa giữa tạo hóa và đôi bàn tay con người.

Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật là điểm đến hấp dẫn

Cách di chuyển đến Lạc Sơn Đại Phật

Để di chuyển đến tượng Lạc Sơn Đại Phật, bạn có thể chọn một số phương tiện như: xe buýt, tàu hỏa, tàu thủy,... Cụ thể, đường đi đến thắng cảnh Lạc Sơn Đại Phật như sau:

Đối với xe buýt: Ở Thành Đô, bạn đi xe buýt từ trạm Tân Nam Môn đến trạm Tiêu Bá, Lạc Sơn. Quãng đường di chuyển sẽ mất khoảng 2 tiếng. Sau đó, bạn bắt chuyến xe buýt số 13 để đến Lạc Sơn Đại Phật.

⏩ Đối với tàu hỏa: Bạn đi tàu cao tốc liên tỉnh từ Thành Đô đến Nga Mi Sơn. Sau đó, bạn bắt chuyến xe bus số 3 và dừng trạm tại Lạc Sơn Đại Phật.

⏩ Đối với tàu thủy: Bạn có thể đi tàu thủy từ 3 thành phố: Lô Châu, Nghi Tân, Trùng Khánh và dừng tại cảng Lạc Sơn.

Thời gian mở cửa, giá vé tham quan

  • Thời gian mở cửa:

Từ ngày 1/4 đến ngày 7/10: Từ 7h30 - 18h30

Từ ngày 8/10 đến ngày 31/3: Từ 8h - 17h30

Lạc Sơn Đại Phật

Thời gian mở cửa Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật là một kỳ quan, công trình tôn giáo độc nhất tại vùng đất Lạc Sơn, Trung Quốc. Đây là địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Trung Hoa của bạn. Hãy cùng Antamtour đến đây và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của bức tượng này nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo