Lăng Tự Đức | Khám phá di tích lịch sử ấn tượng ở cố đô Huế | Antamtour.vn

Lăng Tự Đức

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 23/11/2023

Lăng Tự Đức ở Huế không chỉ là một trong những lăng tẩm đẹp nhất ở cố đô mà còn là một phần quan trọng của Di sản Văn hóa Thế giới, được UNESCO công nhận từ năm 1993. Đây là một biểu tượng văn hóa và lịch sử đặc biệt. Đồng thời Lăng Tự Đức còn là di tích đầu tiên tại Huế và Việt Nam được thể hiện trong bảo tàng số hoá 3D của dự án Google Arts & Culture.

Hãy cùng An Tâm khám phá khu di tích lịch sử Lăng Tự Đức Huế này nhé.

  1. Lăng Vua Tự Đức nằm ở đâu?
  2. Lịch sử hình thành Lăng Tự Đức Huế
  3. Công trình kiến trúc Lăng Vua Tự Đức
  4. Tham quan Lăng Tự Đức thì nên đi đâu?
  5. Hướng dẫn đường đi đến lăng Tự Đức
  6. Giá vé vào Lăng Tự Đức là bao nhiêu?
  7. Kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức

Lăng Vua Tự Đức nằm ở đâu?

Lăng Tự Đức đặt trong một thung lũng nhỏ tại thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, Huế.

Vị trí trên Google Maps

Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới khu Lăng vua Tự Đức là khoảng 6km. Nằm bên trái của lăng là ngọn đồi Cảnh Vọng tạo lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời thêm vào vẻ đẹp thơ mộng của lăng.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức

Lịch sử hình thành Lăng Tự Đức Huế

Lăng Tự Đức hay còn được gọi là Khiêm Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864. Đây là nơi chôn cất của vị vua thứ tư của triều đại nhà Nguyễn với niên hiệu là Tự Đức. Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ông là vị vua Nguyễn trị vì lâu nhất từ năm 1847 đến 1883.

Lăng Vua Tự Đức được xây dựng như một khu vực nghỉ ngơi, để thoát khỏi áp lực triều chính và tìm kiếm sự yên bình sau khi qua đời.

Ban đầu, khi mới xây dựng lăng được gọi là Vạn Niên Cơ. Sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua quyết định đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua Tự Đức băng hà, tên lăng được thay đổi thành Khiêm Lăng và đến ngày nay vẫn giữ tên gọi này. Lăng Vua Tự Đức đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức

Công trình kiến trúc Lăng Vua Tự Đức

Lăng Tự Đức bao gồm khu vực tẩm điện và khu vực lăng mộ. Lăng có tổng diện tích rộng khoảng 12ha tạo nên một tổng thế kiến trúc độc đáo và uy nghiêm. Lăng Tự Đức gồm 50 công trình lớn nhỏ, được xếp thành từng nhóm trải dài trên các thế đất cao và thấp, khoảng cách giữa chúng là 10m.

Phần tẩm điện là nơi vị vua thường làm việc, đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc nước. Đây là nơi đánh dấu hoạt động triều chính và quyền lực của vua trước khi vua Tự Đức an nghỉ tại lăng mộ. Sự song hành giữa khu vực tẩm và lăng mô không chỉ thể hiện mối liên kết mật thiết mà còn thể hiện sự liên kết tinh tế giữa cuộc sống công việc và cuộc sống sau này của vị vua.

Các công trình chính phụ tại Lăng Tự Đức Huế được bố trí hài hòa tạo ra một không gian mở rộng, thoải mái. Từ đó tạo cảm giác thanh thoát, thoải mái, với hơi thở của sự lãng mạn bay bổng của vị vua tài hoa. Tuy nhiên, không gian vẫn giữ được sự trang trọng và uy nghi nhất của một khu vực đế vương, thể hiện sự trang nghiêm và quyền uy của người đứng đầu triều đình.

Khu lăng tẩm của vua Tự Đức tạo ra một thế giới riêng biệt, một không gian yên bình và thanh tĩnh. Ở đây, thiên nhiên và cảnh quan hoà quyện một cách hài hòa, tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt vời trong thế giới cổ kính của Huế. Lăng Tự Đức được xem là khu mộ đẹp nhất và được bảo tồn tốt nhất trong số các lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn.

Đáng chú ý, hầu hết các công trình ở đây đều mang chữ "Khiêm" trong tên gọi như Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đường, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, và điện Hòa Khiêm... Nếu bạn đang có nhu cầu tới Huế để tham quan khu lăng mộ Vua Tự Đức mà chưa biết đi đâu hãy cùng theo dõi phần tiếp theo nhé.

Tham quan Lăng Tự Đức thì nên đi đâu?

Lăng Vua Tự Đức với quần thể di tích rộng lớn. Do đó, khi tham quan tại đây nếu không tìm hiểu để lên kế hoạch chi tiết thì chắc chắn bạn sẽ không khám phá hết nơi này. Với quần thể di tích gồm 50 điện lớn nhỏ. thì bạn nên đi những khu vực nào. Dưới đây là một số điện bắt buộc phải có trong kế hoạch khám phá của bạn:

🟣 Khiêm Cung Môn

Khu vực cổng vào cung điện được xây dựng với 2 tầng, tọa lạc trên một địa hình đất cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Tầng dưới của cổng có 3 cánh cửa để vào, trong đó cánh giữa được sử dụng cho vua đi vào. Tuy nhiên, sau khi vua Tự Đức qua đời, cánh cổng này đã bị đóng lại. Hai cánh cửa bên hông dành cho quan văn và quan võ.

Tầng trên của cổng là nơi được dùng để nghỉ ngơi khi thăm lăng vua Tự Đức, đó là điện Hòa Khiêm. Đây cũng là nơi mà vị vua dùng để xử lý công việc triều chính. Sau khi vua qua đời, nơi này được sử dụng để thờ phụng cho vị vua và hoàng hậu.

Khiêm Cung Môn là vị vua Tự Đức để chép thơ của vua Thiệu Trị lên những bức tranh gương ở đây. Hiện nay, những bức tranh gương này cũng trở thành một phần quý giá của di sản văn hoá tại địa danh cố đô này.

Khiêm Cung Môn Lăng Tự Đức

Khiêm Cung Môn Lăng Tự Đức

Khu vực này còn có một hồ sen. Đặc biệt vào mùa hoa sen nở, hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng trên không khí. Hương sen bay theo cơn gió, khiến mỗi du khách đặt chân đến đây đều cảm nhận được sự yên bình độc đáo.

Hồ Lưu Khiêm Lăng Tự Đức

Hồ Lưu Khiêm Lăng Tự Đức

🟣 Điện Khiêm Lương

Điện Lương Khiêm là nơi mà vua thường ngồi uống trà và thư giãn. Sau này, nơi này được sử dụng để thờ phụng vị Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức.

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ là một người có công đóng góp lớn cho đất nước và đã giúp đỡ vua Tự Đức trong việc cai quản triều đại. Hiện nay có một bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh mang tên Bệnh viện Từ Dũ, vinh danh người phụ nữ này. Bên cạnh chính điện là Ôn Khiêm Lương, nơi chứa đồ ngự dụng của vua.

Điện Khiêm Lương Lăng Tự Đức

Điện Khiêm Lương Lăng Tự Đức

🟣 Nhà Hát Minh Khiêm

Nhà hát Minh Khiêm là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch khi tới tham quan Lăng Tự Đức. Đây là nhà hát lâu đời nhất trong bốn nhà hát được xây dựng vào thế kỷ 19 tại khu lăng mộ. Kiến trúc của nó gây ấn tượng mạnh mẽ và đặc biệt trong quần thể lăng.

Các cột trụ được điêu khắc tinh xảo cùng với hoa văn nổi bật tạo nên một vẻ đẹp hút hồn. Khi nhà hát đóng cửa, từ bên ngoài nhìn vào, bạn sẽ thấy một vẻ đẹp khác lạ, lấp lánh.

Trong không gian nhà hát, ánh nến lung linh tạo ra một bầu không khí huyền bí, tạo nên cảm giác khó tả. Lý do vua Tự Đức xây dựng nhà hát này chính là để nhắc nhở về sự tạm bợ của cuộc sống. Ông tin rằng thú vui và tiện nghi trong cuộc sống chỉ là tạm thời và khi chết đi, không điều gì có thể mang theo được.

Nhà hát Minh Khiêm Lăng Tự Đức

Nhà hát Minh Khiêm Lăng Tự Đức

🟣 Đảo Tịnh Khiêm

Đảo Tịnh Khiêm tại lăng Tự Đức Huế là một không gian nhỏ mà vua dành để trồng hoa, chăm sóc động vật như một cách để giải tỏa mệt mỏi từ công việc triều đình. Đây là nơi mang lại không khí thoáng đãng, trong lành được dùng để vua sáng tác thơ, thưởng thức vẻ đẹp của hoa và đọc sách.

Nơi đây có một con kênh dài được bao quanh bởi ba cây cầu, dẫn đến những khu đồi thông xanh mướt tạo nên một không gian xanh mát, thanh bình.

Đảo Tịnh Khiêm Lăng Tự Đức

Đảo Tịnh Khiêm Lăng Tự Đức

🟣 Nhà Tạ dựng trên mặt nước

Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai khu vực đặc biệt tại lăng Tự Đức. Xung Khiêm Tạ được vua sử dụng để thư giãn, đọc sách, ngắm cảnh, viết thơ và tận hưởng bầu không khí mát mẻ.

Dũ Khiêm Tạ là bến thuyền dành riêng cho vua khi ông đi thuyền trên hồ Lưu Khiêm. Cả hai khu vực này tạo nên hai quần thể kiến trúc độc đáo không chỉ trong lăng Tự Đức mà còn trong cả cố đô Huế nói chung, góp phần tạo nên vẻ độc đáo và phong cách riêng biệt của nơi này.

Xung Khiêm Tạ Lăng Tự Đức

Xung Khiêm Tạ Lăng Tự Đức

🟣 Bia Cung Ký

Tấm bia Khiêm Cung Ký do vua Tự Đức tự soạn và tự khắc cho mình là một tuyệt phẩm văn hóa. Tấm bia mang nội dung sâu sắc về cuộc đời và những thăng trầm của vua khi vua còn ở dương thế. Đây không chỉ là tấm bia độc đáo về nội dung mà còn nổi bật với kích thước và trọng lượng lớn nhất trong các bia lăng của triều Nguyễn.

Vua Tự Đức thú nhận lỗi lầm và đánh giá cao những khía cạnh rủi ro và thất bại trong cuộc đời. Việc ông tự soạn bia mộ cho chính mình khi còn sống cũng là một điều đặc biệt. Đồng thời ngọn biểu kề bên tấm bia thể hiện sự uy quyền và tài năng của một vị vua.

Khiêm Cung Ký Lăng Tự Đức

Khiêm Cung Ký Lăng Tự Đức

🟣 Lăng mộ vua Tự Đức

Khu lăng mộ của vua Tự Đức điểm cuối tuyệt vời trong hành trình tham quan lăng Tự Đức của khách du lịch. Hồ Tiểu Khiêm hay còn gọi là Hồ bán nguyệt, là nơi chứa nước mưa để linh hồn của vua được tội.

Khi di chuyển đến Bái Đính du khách sẽ thấy 2 hàng quan văn, quan võ đứng uy nghiêm. Phía sau là bia dá do chính vua Tự Đức khắc và phía sau là Bửu Thành với ngôi nhà xây từ đá thạch, là nơi ông vua nghỉ yên.

Mộ vua được thiết kế đơn giản nhưng có một sự giao hòa với trời đất tạo nên một cảm giác gần gũi và hòa mình với thiên nhiên. Lăng được miêu tả như một mê cung dưới lòng đất và vẫn là một bí ẩn chưa được xác định rõ ràng.

Vua Tự Đức được coi là một ông vua có tâm hồn thi sĩ, bay bổng đã nằm xuống trong một không gian có sự hòa hợp với thiên nhiên và cảnh vật, Khi du khách đến đây sẽ mang một cảm giác thoáng đãng, thơ mộng trong một kiến trúc nghệ thuật đốc nhất vô nhị dưới thời Nguyễn

Lăng mộ vua Tự Đức

Lăng mộ vua Tự Đức

Hướng dẫn đường đi đến lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một trong số ít những lăng mộ của triều đại Nguyễn nằm gần trung tâm thành phố. Do đó, đường đi đến Lăng Tự Đức cũng khá dễ dàng.

📍 Con đường đến Lăng Tự Đức:

Lăng Tự Đức nằm cách trung tâm Huế 6km, từ đường Bùi Thị Xuân, rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Tiếp tục thẳng và rẽ trái vào đường Đoàn Nhữ Hải. Khi đến đây, bạn có thể hỏi người dân để được hướng dẫn chi tiết hơn đường đến Lăng Tự Đức.

📍 Phương tiện di chuyển:

Con đường đến lăng rất dễ đi, bạn có thể di chuyển bằng taxi, Grab, xe đạp, xe máy hoặc thậm chí là đi xe đạp nếu bạn lo ngại về ánh nắng mạnh và khí hậu oi bức của Huế.

Giá vé vào Lăng Tự Đức là bao nhiêu?

Với một công trình kiến trúc độc đáo và rộng lớn như vậy thì bạn có thắc mắc thời gian mở cửa để tham quan là khi nào không? Thông thường giờ mở cửa Lăng Tự Đức vào các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật. Tuy nhiên thì thời gian mở cửa sẽ thay đổi theo mùa nên du khách cần chú ý nhé:

  • Thời gian mở cửa mùa hè: từ 6h30 – 17h30
  • Thời gian mở cửa mùa đông: từ 7h00 – 17h00

Lăng Tự Đức giá vé bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều khách du lịch thắc mắc khi có ý định tham quan khu di tích này. Hiện nay, giá vé vào Lăng Tự Đức sẽ được chia thành 2 giá vé khác nhau:

  • Đối với khách du lịch Việt Nam giá vé: 100.000đ/người lớn, 20.000đ/trẻ em
  • Đối với khách du lịch Quốc tế giá vé: 150.000đ/người

Khi du khách nhận vé, du khách sẽ được nhận một tấm sơ đồ Lăng Tự Đức. Do đó, bạn sẽ không còn lo lắng sẽ bị lạc đường trong khu vực rộng lớn này.

Kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử Lăng Tự Đức

Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan lăng Tự Đức là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Lúc này thời tiết ở Huế mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thích hợp để du khách tham quan và vãn cảnh lăng. Ngoài ra khi tham quan Lăng Tư Đức bạn nên chú ý một vài điều sau:

🔸 Khi thăm lăng Tự Đức, đi nhẹ nói khẽ không làm ồn trong khu vực di tích.

🔸 Giữ gìn vệ sinh chung không xả rác, làm mất mỹ quan khu vực

🔸 Vui lòng không chạm vào các đồ vật mà không có sự cho phép.

🔸 Không dẫm đạp lên bất kỳ đồ vật nào ở đây.

🔸 Tuân theo các quy tắc của lăng khi tham quan.

🔸 Không nên cắt hoa hoặc làm tổn hại đến cảnh quan.

🔸 Đến lăng Tự Đức, nên chuẩn bị kem chống nắng, áo khoác, mũ và kính râm để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV từ mặt trời.

Lăng Tự Đức là một quần thể lăng tẩm tuyệt vời trong triều đại nhà Nguyễn. Khi đến nơi đây bạn có thể cảm nhận được tâm hồn bay bổng, dịu dàng và uyên bác của một vị vua. Không gian tựa như thiên đường của thiên nhiên và cảnh vật tạo nên một không gian đầy màu sắc và kiến trúc độc đáo.

Nếu có dịp, hãy ghé thăm và tận hưởng nét đẹp nghệ thuật của các lăng tại Cung Đình Huế thông qua các tour du lịch giá tốt tại Antamtour nhé. Liên hệ An Tâm để nhận được những gói combo du lịch cùng người thân và bạn bè với giá hợp lý nhất.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo