MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI LỄ CHÙA VĨNH NGHIÊM | Antamtour.vn

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI LỄ CHÙA VĨNH NGHIÊM

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 12/11/2019

  1. Nên đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm vào thời điểm nào?
  2. Những nguyên tắc đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm
  3. Lưu ý khi chuẩn bị lễ chùa Vĩnh Nghiêm (chùa La)

  4. Lưu ý khi cầu nguyện tại chùa Vĩnh Nghiêm

Nên đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm vào thời điểm nào?

Một số lưu ý khi đi du lịch Tây Yên Tử

Du khách có thể đến Vĩnh Nghiêm để lễ chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên các tăng ni phật tử thường tập trung đi lễ chùa vào những ngày đầu xuân năm mới hoặc lễ hội hoa cúc 9/9 âm lịch.

Những nguyên tắc đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm

Du lịch Tây Yên Tử xuất phát từ Hà Nội

Du khách đến chùa Vĩnh Nghiêm đi lễ nên hạn chế thấp nhất việc đốt vàng mã tại chùa: “Càng nhét nhiều tiền thì càng tục, càng phản văn hóa. Đặt lễ bằng tiền thật đã là hỏng rồi, đặt cả tiền âm phủ nữa thì lại càng hỏng.

Tiền âm phủ chỉ dùng để đốt cho người chết, ai lại đốt cho Phật?!!! Tuy nhiên, trong chùa, chỉ có thể hóa vàng một chút ở khu vực nhà vong, dùng để cúng cho các cô hồn bơ vơ chưa được siêu thoát”.

Lưu ý khi chuẩn bị lễ chùa Vĩnh Nghiêm (chùa La)

Tour Tây Yên Tử uy tín

   + Khi đến dâng hương ở các chùa chỉ sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

    + Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

   + Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Lưu ý khi cầu nguyện tại chùa Vĩnh Nghiêm

Hướng dẫn đi từ Hà Nội đến chùa Vĩnh Nghiêm

   + Nghiêm trang quỳ dưới Tam bảo, chắp tay trước ngực, mắt nên nhắm, rồi niệm. Nhớ là lúc niệm thì Tâm phải tĩnh, không suy nghĩ linh tinh. Phật chỉ gia hộ an bình, che trở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Khi đi lễ ở Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm, tiền tài....

   + Trang phục đi chùa: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

Địa điểm lễ chùa đầu năm

   + Cách xưng hô khi vào chùa Vĩnh Nghiêm: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

   + Nguyên tắc ra vào cổng chùa: Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.

Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Du lịch Tây Yên Tử :Tour Tây Yên Tử Bắc Giang

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo