Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: Nơi lưu dấu chuyện tình vang bóng một thời | Antamtour.vn

Khám phá nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: Nơi lưu dấu chuyện tình vang bóng một thời

Đăng bởi Nguyễn Hạnh vào lúc 02/05/2024

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một điểm tham quan nổi tiếng ở Đồng Tháp. Ngôi nhà không chỉ nổi tiếng với kiến trúc kết hợp giữa Việt - Hoa - Pháp. Mà còn là nơi lưu giữ câu chuyện tình đầy lãng mạn nhưng cũng không ít bi lệ của công tử nhà họ Huỳnh và một nàng văn sĩ người Pháp. Cùng theo chân Antamtour khám phá nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và câu chuyện tình đầy bi lệ phía sau ngôi nhà này nhé.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  1. Đôi nét về nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
  2. Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà cổ
  3. Lịch sử của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
  4. Khám phá lối kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
  5. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê gắn liền với câu chuyện tình bi lệ
  6. Địa điểm ăn uống và lưu trú tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
  7. Những điều cần lưu ý khi tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Đôi nét về nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  • Địa chỉ: 225A đường Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
  • Giờ mở cửa: 08:30 - 17:30 các ngày trong tuần.
  • Giá vé tham khảo: 30.000 VNĐ/người.

Nằm tại 225A Đường Nguyễn Huệ, Phường 4, thành phố Sa Đéc. Công trình này xây dựng vào năm 1895 bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận - một trong những hào phú nổi tiếng thời bấy giờ tại Đồng Tháp.

Nếu trước đây biệt phủ Huỳnh Gia gây ấn tượng với lối thiết kế đậm chất Nam Bộ, thì cho đến năm 1917 đã được tu sửa lại cùng phong cách Việt, Hoa và Pháp kết hợp.

Vị trí trên Google Maps

Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà cổ

Nếu bạn ở khu vực miền Bắc, hoặc miền Trung thì có thể lựa chọn di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay. Sau khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, bạn chỉ cần đón xe để đến địa phận Đồng Tháp hoặc có thể thuê xe tự lái.

Từ thành phố Hồ Chí Minh tới Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê bạn có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau đây:

Xe khách: Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể di chuyển đến Đồng Tháp ở bến xe miền Tây hay bến xe khách An Sương, mất khoảng 3 tiếng di chuyển. Đến Đồng Tháp có thể thực hiện bắt xe ôm di chuyển đến nhà cổ Huỳnh Lê ở số 255A Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp.

Ô tô/xe máy: Di chuyển về phía cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương theo hướng đi Đồng Tháp. Sau đó nếu đi hết hướng đường cao tốc thì có thể chạy theo hướng đi quốc lộ 1A hướng về sa Đéc. Qua đường Bắc Mỹ Thuận thì xe ô tô có thể di chuyển đến hướng quốc lộ 80 thêm khoảng 50km là đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Lịch sử của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Công trình được xây dựng vào năm 1895 bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận, một trong những nhân vật giàu có nổi tiếng tại Sa Đéc vào thời điểm đó. Ban đầu, ngôi nhà này được biết đến với tên gọi "Biệt phủ Huỳnh Gia", mang đậm phong cách kiến trúc Nam Bộ. Tuy nhiên, từ năm 1917, nó đã được sửa chữa và thiết kế lại với sự kết hợp của ba phong cách kiến trúc Việt, Hoa và Pháp.

Nhà cổ này chính là gia sản mà ông Huỳnh đã để lại cho người con út của mình thừa kế. Địa điểm này cũng là nơi gắn liền với câu chuyện tình nổi tiếng của vị Huỳnh Thủy Lê với một cô gái xinh đẹp người Pháp.

Trong những năm tháng sau khi ông mất, mọi người trong gia đình không còn lưu lại ở căn nhà này nữa. Cũng đã có thời kỳ nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được sử dụng làm nơi làm việc cho một đơn vị cảnh sát ở Sa Đéc, cho đến năm 2007 được Chính quyền Đồng Tháp sử dụng vào mục đích phát triển du lịch cho đến ngày nay.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Khám phá lối kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp với 3 gian bề thế, rộng hơn 250m2. Vật liệu chủ yếu làm bằng gỗ và ngói nhập từ tận Trung Hoa về. Phần mái mềm mại đặc trưng Việt Nam được lợp ngói âm dương với 2 bên đầu cong vút. Khuôn viên trước nhà là khoảng sân vườn thoáng mát.

Ngôi nhà sử dụng đa dạng các loại vật liệu xây dựng. Tất cả đều là hàng tốt nhất và nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại gạch, kính nhập từ Pháp. Gạch lát nền hoa văn tinh xảo mang phong cách Pháp từ những năm 1917. Điểm đáng chú ý, nền gạch ở giữa nhà thiết kế có phần trũng xuống bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm rằng “nước chảy về chỗ trũng” là tiền bạc sẽ đổ cả về nhà ông.

👉 Nét đẹp kiến trúc phương Đông

Ba gian nhà được bày trí theo kiểu người Hoa. Bao lơn, thành vọng đều được sơn son thếp vàng, chạm khắc tỉ mỉ. Ở vị trí khung bao lơn chính giữa có chạm trổ đôi Loan Phụng mang ý nghĩa “Loan Phụng hòa minh sắc cầm thỏa hiệp” là hạnh phúc trường tồn. Ngoài ra, các khung bao hai bên nhiều chi tiết chim muông hoa lá thể hiện sự sung túc của gia đình.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

👉 Nét đẹp kiến trúc phương Tây

Nét kiến trúc phương Tây thiết kế ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ…. Tất cả được trang hoàng bằng các phù điêu mang nét đẹp của thời kỳ Phục Hưng. Các vòm cửa đặc biệt cong cong theo kiến trúc thế kỷ 17,18 của La Mã. Giống như những ngôi đền quyền lực của các vị thần ngự trị. Tông màu trắng chủ đạo với những cột đá to lớn tỏ vẻ uy nghi cho căn nhà.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê gắn liền với câu chuyện tình bi lệ

Khi tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê bạn không chỉ được tham quan công trình ấn tượng và độc đáo mà bên cạnh đó sẽ nghe về câu chuyện tình bi lệ đằng sau ngôi nhà này.

📍 Chuyện tình buồn giữa Huỳnh Thủy Lê và cô Marguerite Duras

Chàng là con trai của một danh gia vọng tộc gốc Hoa. Nàng là một cô gái 16 tuổi mang vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ của một cô gái Pháp. Cả hai tình cờ gặp nhau trên một chuyến phà Mỹ Thuận. Lúc ấy tiếng sét ái tình đã diễn ra với cả hai. Họ bắt đầu làm quen và hẹn hò với nhau. Tuy vậy, mối tình của họ lại gặp nhiều trắc trở khi bị gia đình của công tử Huỳnh Thủy Lê phản đối.

Gia tộc họ Huỳnh là dòng dõi gốc Hoa có tiếng lúc bấy giờ. Việc lấy vợ là một cô gái Tây và gia cảnh không quá tốt là điều bị cấm kỵ. Lúc ấy, ông Huỳnh Thủy Lê đã van xin cha mình hết mực nhưng vẫn bị khước từ. Mối tình kéo dài 18 tháng với những ngọt ngào đan xen đau khổ, dằn vặt cuối cùng cũng kết thúc. Chàng trai Huỳnh Thủy Lê phải theo ý cha mẹ lấy một cô vợ người Hoa. Marguerite Duras đã buông bỏ và rời khỏi Việt Nam trở về Pháp.

Mặc dù ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê không phải là nơi mà cặp đôi này đã sống trong thời gian họ yêu nhau, nhưng vẫn thu hút nhiều người muốn khám phá và tìm hiểu thêm về câu chuyện tình này đến tham quan.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

📍 The Lover – Bộ phim về chuyện tình giữa Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras

Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã viết nên thiên tình sử nổi tiếng, kể lại câu chuyện tình hơn 50 năm trước tưởng đã ngủ yên trong lòng. Năm 1984, cuốn tiểu thuyết L’Amant hay còn được biết đến với tên tiếng anh là The Lover (Người tình) được xuất bản. Tác phẩm chính là cuốn tự truyện hoàn toàn dựa trên những hồi ức có thật về câu chuyện tình thời niên thiếu của bà và ông Huỳnh Thủy Lê.

Cuốn tiểu thuyết đã gây tiếng vang lớn khi kể về một mối tình Đông Tây sâu đậm. Nó đã được dịch ra 43 thứ tiếng khác nhau vào thời điểm đó. Và nhận được giải thưởng Goncourt – một giải thưởng văn học danh giá bậc nhất của Pháp.

Đến năm 1992 cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim mang tên The lover. Bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao hàng đầu lúc bấy giờ như: Jane March, Lương Gia Huy và Lisa Faulkner. Bộ phim khởi quay tại Việt Nam vào năm 1986, hoàn thành năm 1990 và được ra mắt chính thức vào năm 1992. Bộ phim cũng đã gây tiếng vang lớn với doanh thu tốt và nhiều giải thưởng danh giá.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Địa điểm ăn uống và lưu trú tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Tại nhà cổ này có 2 phòng ngủ còn giữ nguyên thiết kế ngày xưa. Nếu muốn được trải nghiệm nghỉ tại đây bạn có thể đặt trước, với mức giá từ 500.000 – 550.000đ/phòng cho 1 hoặc 2 người và đã bao gồm cả ăn uống.

Bạn cũng có thể lựa chọn ăn trưa sau khi đi tham quan tại đây với giá khoảng 200.000đ/người.

Những điều cần lưu ý khi tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

✅ Dịp lễ tết hay cuối tuần nơi đây sẽ có lượng du khách đổ về khá đông nên để tránh tình trạng này nên đi vào những ngày vắng khách trong tuần, bạn sẽ có hành trình thoải mái hơn rất nhiều;

✅ Quá trình tham quan tránh sờ chạm vào hiện vật cổ trong nhà, không được xả rác bừa bãi, chú ý giữ vệ sinh và bảo vệ những hiện vật cổ trong nhà;

✅ Tham quan với tâm thế trang nghiêm, tránh làm ồn, không đùa giỡn, cười nói lớn tiếng trong khuôn viên của nhà cổ để thể hiện sự kính trọng đồng thời không làm ảnh hưởng đến người khác;

✅ Nếu muốn quay phim, chụp hình với hiện vật, bạn cần xin phép Ban quản lý nhà cổ.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Trên đây là thông tin khám phá nhà cổ Huỳnh Thủy LêAntamtour muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, một phần nào đó sẽ giúp cho chuyến đi của bạn thêm phần mới mẻ, thú vị và đáng nhớ.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo