- Tại sao vua Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử để tu hành
- Nên cầu gì tại Yên Tử
- Chuẩn bị lễ đi chùa Yên Tử
- Lưu ý khi lấy lộc tại chùa Yên Tử
- Những hành động không nên làm khi đến Yên Tử
- Những vật dụng cần mang khi đi du lịch Yên Tử
- Thời gian mở cửa cho khách tham quan tại Yên Tử
Tại sao vua Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử để tu hành
Ai đã đi du lịch Yên Tử, đứng từ trên đỉnh phóng tầm mắt xuống phía dưới mới cảm nhận rõ được con mắt nhìn vị trí tinh tường của cha ông ta thời xưa. Để đưa ra quyết định chọn Yên Tử làm nơi tu hàng, phát triển trường phái phật giáo trúc lâm, vua Trần Nhân Tông đã dựa theo nhiều tiêu chí khách nhau:
Vị trí địa linh
- Yên Tử là nơi có vị trí đặc biệt đối với hoàng gia nhà Trần. Yên Tử là phúc địa thứ tư trong bốn vùng đất được coi là “phúc địa của Giao Châu”.
- Vùng đất này là nơi vua Trần Thái Tông (ông nội vua Trần Nhân Tông) thời trai trẻ đã tìm về đây để “cầu làm phật”, một thời gian sau mới quay trở lại triều đình làm vua, trở thành một vị minh quân mang tâm phật.
- Yên Tử cùng là nơi thường viếng thăm của Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, phụ thân vua Trần Nhân Tông, rất nhiều áng thơ hay nổi tiếng của Trần Thánh Tông được viết ra tại núi non Yên Tử.
Yên Tử trước đó được coi là nơi tu hành đạt đạo của tiền nhân: Cuối thời Lý, Yên Tử có tổ sư Hiện Quang, đầu thời Trần có quốc sư Đạo Viện, quốc sư Đại Đăng, thiền sư Tiêu Dao, thiền sư Huệ Tuệ là thầy độ của đức Điều Ngự Giác Hoàng, cũng đã tu hành và đắc pháp, khởi nguồn cho dòng thiền Yên Tử
Yên Tử là một nơi tu hành lý tường với địa hình cao, không khí mát lành, thanh tịnh, trầm mặc nhưng không âm u, cách xa cuộc sống của phàm trần.
Nên cầu gì tại Yên Tử
Yên Tử là mảnh đất thiêng của Phật Giáo, nguyên tắc phật giáo là che chở chúng chúng sinh hướng đến cuộc sống tốt đẹp, vì vậy đến Yên Tử, du khách nên cầu phúc, bình an, sum họp thay vì cầu danh, tài lộc. Muốn cầu những điều này nên đến phủ, đền, đình.
Chuẩn bị lễ đi chùa Yên Tử
- Yên Tử là nơi thờ Phật nên du khách tuyệt đối không mang lễ mặn đến Yên Tử, chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, kẹo bánh, xôi oản.
- Một số loại hoa thường dùng để lễ chùa như: hoa huệ, cúc, sen, mẫu đơn. Không nên chọn các loại hoa dại.
- Không để vàng tiền âm phủ lẫn tiền thật vào mâm lễ trên bàn thờ phật. Ở đình đền có thể để tiền âm phủ nhưng không để tiền thật.
Lưu ý khi lấy lộc tại chùa Yên Tử
- Không lấy cành lộc đặt trên bàn thờ, vì chứa nhiều khí âm, bất lợi cho thần linh, gia tiên. Nên lấy một số lộc như diêm, bánh kẹo…nhưng tuyệt đối không đặt lên bàn thờ
- Những thứ liên quan đến bùa chú trừ khi có thầy Pháp xem qua mới đặt đặt trong nhà hoặc dán cố định trong nhà. Không nên tự ý mang về nhà hay mang theo người.
Những hành động không nên làm khi đến Yên Tử
- Đi tour Yên Tử, quý khách lưu ý đến nơi không ăn to nói lớn, đặc biệt là nói tục khi bước vào địa phận của Yên Tử
- Bước vào nhà chính của chùa nên bước vào từ cửa hai cửa bên, không bước vào từ cửa chính giữa; không dẫn lên bậu cửa mà phải bước qua. Vào trong chùa nên bỏ một số vật dụng như mũ, gậy gộc, khẩu trang…
- Vào chùa không nên nhai trầu, nhai kẹo hay hút thuộc.
Những vật dụng cần mang khi đi du lịch Yên Tử
- Tiền: Không nên mang theo thẻ ATM vào Yên Tử và cũng không nên mang quá nhiều tiền mặt để tránh việc chen lấn, xô đẩy, đánh rơi...Nên mang theo một chút tiền lẻ để cho vào hòm công đức tại chùa.
- Giày leo núi: Yên Tử hiện tại đã có cáp treo nhưng du khách vẫn phải đi bộ leo núi khá nhiều, vì vậy để bảo đảm sức khoẻ không nên đi giày cao gót, mà nên chọn một đôi giày thể theo nhẹ, êm.
- Nước: tuyệt đối du khách đừng quên mang theo nước nhé, leo núi rất mất sức, nên chia thành các chai nhỏ để dễ mang.
- Đồ ăn: Nên mang thêm một chút đồ ăn nhẹ giữa đường như lương khô, bánh mì, sữa, sôi…để ăn lót dạ buổi trưa, hầu hết các du khách đến đây là đi theo tour Yên Tử 1 ngày, không tốn quá nhiều thời gian tham quan. tại Yên Tử cũng có bán nhưng bán giá khá cao so với thị trường.
- Máy ảnh, điện thoại chụp ảnh đẹp: Yên Tử có phong cảnh cực kì đẹp, đặc biệt là từ trên đình Yên Tử nhìn xuống, vì vậy nếu có máy ảnh nhỏ, đừng quên mang đi để lưu lại cho mình những khoảnh khắc tuyệt vời nhé!
Thời gian mở cửa cho khách tham quan tại Yên Tử
- Mùa lễ hội từ tháng 01 đến tháng 03 âm lịch: Mở cửa từ 5h đến 20h hàng ngày.
- Những tháng còn lại: Mở cửa từ 7h đến 18h hằng ngày.
THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ LIÊN HỆ: