Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng là tâm hồn tình cảm của người Tây Nguyên. Qua tiếng cồng chiêng say đắm lòng người, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đã xây dựng nên nét văn hóa đặc trưng, phong phú và đa dạng, được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử góp phần hình thành kho tàng di sản văn hóa vô giá của cả dân tộc.
Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San).
Sử thi của người Êđê, M’Nông còn kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Thông tin về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: Hiện tại vẫn chưa có thời điểm tổ chức cụ thể vì mỗi năm lại được tổ chức và một thời điểm khác nhau; Địa điểm diễn ra lễ hội: Luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.
Lễ bỏ mả ở Tây Nguyên
Lễ bỏ mả của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là nghi thức trang trọng trong tang lễ do cộng đồng tổ chức để từ biệt người chết. Đối với đồng bào, đây còn là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động hội tụ các giá trị tâm linh trong đời sống.
Lễ bỏ mả có 2 phần: Tại nhà và ngoài mả, kéo dài 2 đến 3 ngày. Các gia đình có người chết phải chuẩn bị đồ cúng lễ rồi báo tin cho họ hàng, toàn thể buôn làng tới dự. Trước lễ bỏ mả cả tháng đã có hàng chục người chặt gỗ, đẽo tượng, làm nhà mồ. Làm nhà mồ là công việc của đàn ông.
Phụ nữ chỉ tham gia phục vụ cơm nước cho những người làm nhà mồ. Công việc làm nhà mả được tiến hành ngay tại khu nghĩa địa.
Thông tin về lễ hội ở Tây Nguyên
Thông Tin về lễ bỏ mả: Thời gian diễn ra lễ hội: Tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm đối với người dân tộc Bahnar và tháng 1 – 2 âm lịch đối với dân tộc Jrai;; Địa điểm diễn ra lễ hội: Tại các bản làng của người dân tộc Bahnar và Jrai.
Lễ tạ ơn cha, mẹ ở Tây Nguyên
Với người con ở đại ngàn Tây Nguyên, việc báo hiếu cha mẹ rất quan trọng, nó không chỉ thể hiện qua cách cư xử với cha mẹ hàng ngày, mà những hành động báo hiếu còn được thể hiện bằng một nghi lễ lớn và trang trọng, đó là lễ “Tạ ơn cha mẹ”.
Lễ tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử, mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc.
Buổi lễ không chỉ để cầu mong sức khỏe cho mọi người trong gia đình mà còn khiến cho người dân Gia Rai cảm thấy yên tâm, bình an và hạnh phúc khi làm được điều gì đó để đền đáp lễ nghĩa tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Lễ tạ ơn của người Ba Na
Thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ ở Tây Nguyên: Thời gian diễn ra: Sau những ngày lễ mừng lúa mới kết thúc; Địa điểm diễn ra: cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum
Hãy để Antamtour đồng hành cùng bạn trong chuyến du lich Tây Nguyên để hòa vào không khí lễ hội đang diễn ra sôi động tại đây nhé!
- Tour Tây Nguyên
- Tour Tây Nguyên 3 Ngày 2 Đêm
- Tour Tây Nguyên 4 Ngày 3 Đêm
- Tour Tây Nguyên 5 Ngày 4 Đêm
Antamtour rất hân hạn được phục vụ quý khách!