VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC CHÙA VĨNH NGHIÊM | Antamtour.vn

VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC CHÙA VĨNH NGHIÊM

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 24/12/2019

Đến tham quan chùa Vĩnh Nghiêm ( đi du lịch Tây Yên tử; tour Tây Yên Tử), bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh, kiến trúc to lớn nhưng nhã nhẵn, điển hình của một ngôi chùa cổ linh thiêng.

Để có được diện mạo như ngày hôm nay, từ khi xây dựng thế kỳ XI, chùa đã trải qua 13 lần trùng tu tôn tạo với sự góp sức không nhỏ của người dân địa phương trong vùng và du khách thập phương.

Chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng không chỉ bởi sự linh thiêng, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá to lớn mà còn bởi lối kiên trúc cân xứng, hài hoà hiếm có của ngôi chùa này.

Chùa Vĩnh Nghiêm gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau tạo thành, tất cả toạ lạc trên một mặt bằng rộng hơn 10.000m2. Các công trình nhà chùa được xắp xếp theo trục Bắc-Nam gồm 5 tổ hợp kiến trúc chính: Tam Quan, Tam Bảo; Nhà tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ Đệ Nhị.

Đi từ cổng vào, kiến trúc đầu tiên chúng ta gặp là Tam Quan chùa Vĩnh Nghiêm, được làm bằng gạch, khung cột gỗ, có mái chồng diêm, kiến trúc theo lối: 1 gian 2 chái, tam mái, các đầu đao cong vút như một đoá hoa sen nở rộ.

Bước qua Tam Quan là một con đường lát gạch bát dài hơn 100m chạy thằng vào sân gạch trước của toà tiền đường

Đi hết con đường lát gạch bát, nhìn sang bên trái là một tấm bia đá xanh 6 mặt, lục giác, đặt trên bệ sen, khắc kín chữ Hán, nét chân sắc đẹp. Đi về phía bên phải là khu vườn tháp với 8 ngon bảo tháp xây bằng gạch cổ, là nơi đặt xá lị của các vị sư tổ kế thừa trụ trì chùa.

Điểm tham quan đầu tiên tại chùa Vĩnh Nghiêm là chùa Hộ, chùa Hộ là một kiến trúc to lớn và khang trang, toàn bộ nền chùa làm bằng đất nện cao hơn mặt sân 60cm. Bộ mái cao rộng được hợp hoàn toàn bằng ngói mũ hài.

Tiếp theo là tới nhà tổ Đệ Nhất chùa Vĩnh Nghiêm (cung thánh tổ). Nhà tổ gồm 3 nếp nhà: Đại bái, Ống Muốn và hậu cung. Lối kiến trúc với nhiều hoạ tiết chạm khắc nhuốm màu thời gian, tinh tế với nhiều hình dáng cách điệu, đường nét mập mạp là điểm nhấn cho khối kiến trúc thứ 3 này.

Gác chuống cao hai tầng mái là sự kết hợp giữa kiến trúc gỗ và gạch. Theo văn bia lưu lại, kiến trúc này được khởi công xây dựng từ thế kỉ XI. Gác chuông được dựng 2 tầng, tầng dưới cũng làm nơi tiếp khách, tầng trên nhỏ hơn có 8 cột, treo một quả chuông đồng lớn được đúc vào tháng 11 năm 1830.

Cuối cùng là nhà tổ Đệ Nhị chùa Vĩnh Nghiêm, được xây dựng theo kiến trúc chữ đinh ( J). Gồm 11 gian và 3 gian chuôi vô, với 72 cột gỗ các loại. Toà nhà này dài 28m, rộng 14m. Kết cầu bên trong cũng là khung gỗ, hai đầu hồi và tường hậu đã được xây dựng bằng gạch.

Đến du lịch chùa Vĩnh Nghiêm bằng tour Tây Yên Tử 1 ngày, du khách, đặc biệt là những người hiểu kiến trúc phật giáo sẽ nhận thấy rằng, những ngôi chùa Việt cổ truyền chỉ có một nhà tổ là nơi thờ các vị sư từng là trụ trì và viên tịch tại chùa. Thì chùa Vĩnh Nghiêm, với vị trí đặc biệt của Thiền phái Trúc Lâm còn thêm nhà tổ Đệ Nhất thờ 3 vị Trúc Lâm tam tổ.

Ngoài khối kiến trúc chính, chùa còn có các hạng mục phụ khác cùng với không gian xanh của ngôi chùa khiến cho chuyến tham quan, lễ chùa của du khách trở nên mãn nhạn, thoái mái và trọn vẹn.

Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Tour Tây Yên Tử; du lịch Tây yên tử 1 ngày

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo