Để có thể xây dựng được ngôi chùa Đồng Yên Tử trên độ cao hơn 1000m, được cả quốc tế ngượng mộ và hàng triệu phật tử sùng bái, những nghệ nhân thời kỳ đó đã trải qua một khoảng thời gian xây dựng trường kỳ, đầy nỗ lực.
Trong bài viết này, Antamtour xin giới thiệu đến du khách một điểm đến quen thuộc trong chuyến du lịch Yên Tử, hệ thống kiến trúc đậm chất kiến trúc phật pháp thời Trần của chùa Đồng Yên Tử.
- Sơ lược về chùa Đồng Yên Tử
- Lịch sử hình thành chùa Đồng Yên Tử
- Di tích Chùa Đồng Yên Tử có gì đặc biệt?
- Kiến trúc của chùa Đồng Yên Tử
- Lễ hội chùa Đồng được diễn ra vào thời gian nào?
kiến trúc chùa Đồng Yên Tử
Sơ lược về chùa Đồng Yên Tử
Sở dĩ ngôi chùa này có tên là chùa Đồng vì chất liệu xây dựng ngôi chùa là hoàn toàn bằng đồng, tên chữ của chùa là Thiên Trúc tự (chùa Thiên Trúc).
Chùa tọa lạc trên điểm cao nhất của núi Yên Tử, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đứng, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
Lịch sử hình thành chùa Đồng Yên Tử
Di tích chùa Đồng Yên Tử xưa vốn được khởi dựng vào thời hậu Lê, do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức, làm bằng khung sắt, mái đồng, quy mô nhỏ như một khám thờ; ngoài ra tượng Phật, chuông, khánh bên trong đều được làm bằng đồng.
Lịch sử chùa Đồng Yên Tử? Chùa Đồng Yên Tử xây năm nào?
Vào triều vua Lê Cảnh Hưng, bão lớn làm đổ chùa, chỉ còn lại dấu tích các hố chôn cột trên mỏm đá. Sau đó, một vị thủ nhang chùa Long Hoa (Uông Bí) đã tái tạo lại chùa Đồng Yên Tử nhưng lại bằng bê tông và đặt trên mỏm đá vuông ở vị trí chùa cũ.
Nhiều năm sau, các Phật tử công đức dựng lại ngôi chùa mới bằng đồng quy mô nhỏ, đặt bên cạnh ngôi chùa bằng bê tông. Phải đến năm 2007, mọi người mới dựng ngôi chùa mới “hoành tráng” như hiện nay thay thế ngôi chùa đồng cũ.
kiến trúc chùa Đồng Yên Tử
Di tích Chùa Đồng Yên Tử có gì đặc biệt?
Ngôi chùa được dựng như một đóa sen khổng lổ. Trong đó, mỗi phiến đá là một cánh hoa sen đang nở rộ, đẹp. Phía đông là triền đá dốc nghiêng, còn phía tay là vách núi thẳng đứng chỉ vừa một bàn chân đi.
Chùa được xây dựng quay về hướng Tây Nam, có kiến trúc hình chữ nhật, một gian hai mái, có hình dáng như cánh sen đang nở. Chùa có diện tích gần 20m2, chiều cao từ nền đến nóc là 3,35 m. Các họa tiết hoa văn trang trí trên ngôi chùa mang dấu ấn thời Trần.
kiến trúc chùa Đồng Yên Tử
Kiến trúc của chùa Đồng Yên Tử
Theo lời sư trụ trì thì chùa mang dáng dấp kiến trúc tòa thượng điện chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), có hình khối vuông bốn mái, mái có hình ngói mũi hài, bờ nóc bờ dải không trang trí, hai đầu bờ nóc cùng bốn đầu đao là hình đầu rồng mang phong cách thời Trần.
Phần mái vươn ra bốn phía tạo thành hiên. Ba mặt của chùa là các ván đồng ghép khít lại với nhau tạo thành bức vách. Phần dưới của bức vách có trang trí dải hoa văn hình lá lật. Mặt trước hiên chùa có hành lang, lan can là các chấn song hình thân trúc.
Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn. Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa).
Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm. Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”.
Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.
kiến trúc chùa Đồng Yên Tử
Ngôi chùa Đồng Yên Tử được phục dựng lại gần như đã giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng về kiến trúc xưa, Tất cả các chi tiết nhỏ từ những viên ngói, gạch láy nền hay đến những cây cột, kèo lớn đều được cân, đo, đong, đếm từng li để đảm bảo thẩm mĩ giống với thiết kế ban đầu.
Lễ hội chùa Đồng được diễn ra vào thời gian nào?
Hằng năm, lễ hội chùa Đồng diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.
Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Tour Yên Tử