Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Tử | Antamtour.vn

Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Tử

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 26/12/2015

Quảng Ninh –viên ngọc sáng của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam sở hữu vô vàn các danh lam thắng cảnh nổi tiếng với nhiều nét đẹp khác nhau.Vốn được gọi như " Đất tổ của phật giáo Việt Nam", Yên Tử không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng,đó còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Để các bạn có thể có một chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn nhất, ANTAMTOUR có tổng hợp một vài kinh nghiệm để du khách tham khảo trước chuyến đi.


Du lịch yên tử 2016

Du lịch Yên Tử nên chuẩn bị những gì?

Cũng giống như điểm du lịch chùa Hương khi đi du lịch Yên Tử bạn sẽ phải đi bộ, leo núi rất nhiều .Vì vậy khi chuẩn bị đồ để khởi hành tới Yên Tử mình khuyên các bạn nên mang theo một đôi giày để thao, các trang phục tùy mùa, tuy nhiên yếu tố gọn nhẹ luôn được đặt lên hàng đầu.Bạn cũng có thể mang theo nước, thức ăn và các vật dụng cá nhân khác.

Bên cạnh đó, vì cảnh vật xung quanh là núi non hiểm trở nên bạn nên mang theo tiền mặt bên người, tránh mang thẻ ATM để tiện cho việc đi lại và mua sắm ở nơi đây.

Thời gian đến YênTử

Đến Yên Tử, bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thông thường khách đến Yên Tử chia thành 2 mùa rõ rêt: Từ 1/ 1 đến hết tháng 3 âm lịch là khách đi lễ hội (Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông) còn từ 30/4, 1/5 dương lịch trở đi hầu hết là khách du lịch..

- Mùa lễ hội:
Trong mùa lễ hội vào những ngày thứ 6, thứ bảy và chủ nhật khách đến rất đông ( Chủ nhật đỡ hơn một chút), lên mọi người thường phải xếp hàng chờ cáp treo hoặc tắc đường (việc đó sẽ ngốn mất của bạn ít nhất vài tiếng đồng hồ), vì thế nếu có thể thì bạn nên sắp xếp đi vào những ngày khác trong tuần.

Riêng ngày thứ bảy sau rằm tháng giêng có lẽ bạn đừng đi, vì thông thường ngày đó là ngày đông nhất trong năm( việc này đã thành qui luật), rất nhiều người đã không thể lên đến chùa Đồng hoặc lỡ hết hành trình cho chuyến đi của mình ( Bạn yên tâm với thông tin trên vì người viết bài này đã nhiều năm làm tại Yên Tử).

Nếu quyết định đi Cáp treo, bạn nên bố trí thời gian đến du lịch Yên Tử vào buổi trưa tầm 12h đến 13 h , bạn đỡ phải chờ đợi mà lên chùa Đồng xuống vẫn kịp trước khi trời tối.

- Ngoài mùa lễ hội:

Ngoài mùa lễ hội khách đến du lịch Yên Tử bây giờ cũng rất đông, chủ yếu là khách Hàn Quốc và khách miền Nam. bạn có thể đến vào buổi nào cũng được nhưng phải xuống núi sớm vì cáp treo nghỉ sớm (khoảng 17,18 giờ)

Phương tiện đi lại ở Yên Tử?

- Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông.

Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa hội.

- Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.

Thời gian chạy Cáp treo: Mùa lễ hội Cáp treo thường chạy từ lúc 5 h sáng, 7 hoặc 8h tối mới dừng còn ngoài mùa lễ hội sáng khoảng 7 h sáng mới chạy.

Điểm tham quan ở Yên Tử ?

- Chợ Yên Tử: nằm ngay dưới chân núi. Du khách có thể ghé qua đây mua một số thực phẩm cần thiết trước khi bắt đầu chuyến thăm.

- Khe Sú – thung lũng Yên Tử với cảnh đẹp của những ruộng lúa thanh bình. Đây là nơi du khách được thả hồn về với thiên nhiên khoáng đạt.

- Thiền Viện Trúc Lâm: Tọa lạc ở ngọn đồi dưới chân Yên Tử.

- Suối Giải Oan, chùa Giải Oan; là nơi gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ trẫm mình dưới nước. Vua Trần Nhân Tông đã lập ra chùa để giải oan cho linh hồn các cung nữ.

- Một số chùa, am nổi tiếng nằm trong danh thắng Yên Tử như am Lò Rèn, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, am Ngọc Vân, chùa Bảo Sái, chùa Vân Triều… đều là những điểm du lịch văn hóa Phật giáo hấp dẫn. Chặng dừng cuối cùng là chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử.

Chùa quay hướng Tây Nam trên diện tích khoảng 20 m2 theo dáng một bông sen nở. Đây cũng là công trình Phật giáo làm bằng đồng lớn và ấn tượng nhất Việt Nam.

Dịch vụ ăn nghỉ ở Yên Tử ?

Trong quãng đường leo lên đỉnh núi Yên Tử bạn có thể nghỉ chân tại chùa Hoa Yên. Nơi đây có các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống để bạn có thể nạp lại năng lượng cho quãng leo tiếp theo. Dịch vụ ăn uống ở đây dao động từ 50-100 nghìn/1 suất. Nếu bạn đi đông có thể đặt theo mâm.

Điểm đặc biệt của trạm dừng chân này là bạn được thưởng thức món ăn đặc sản Yên Tử măng Trúc. Ngồi trên núi cao thưởng ngoạn và thưởng thức món ăn đực sản nơi đây thì thật tao nhã biết bao. Tuy nhiên do có rất nhiều đoàn tham quan nên ở đây thương có hiện tượng ăn cắp và buôn bán bịp, vì vậy bạn hãy cẩn trọng với ví tiền và các vật dụng có giá trị.

Ngoài ra bạn cũng nên vứt rác vào thùng và dọn dẹp khu vực vừa ăn uống nghỉ nghơi để đảm bảo sự sạch sẽ cho điểm nghỉ chân này.
Chúc các bạn có một chuyến đi du xuân vui vẻ cùng bạn bè và những người thân yêu!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo