Kiến trúc tráng lệ của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử | Antamtour.vn

Kiến trúc tráng lệ của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 21/10/2019

Thiền viện Trúc Lâm Viên Yên Tử chính là công trình tiêu biểu thể hiện kiến trúc của phật giáo thiền viện trúc lâm xưa, sau khi phục dựng lại, các nghệ nhân đã rất cẩn thận mô phỏng y nguyên hình thái ban đầu.

Hướng dẫn đi đến thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Chùa được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chùa Việt. Các công trình chính của chùa gồm Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường...

Bài trí trong chùa đơn giản, khoáng đạt, dùng ngay chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối. Đầu tiên chính là cổng chùa, hay còn gọi là cổng tam quan, Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao.

Bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vẩy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời.

Toàn bộ hệ thống cột cái, cột quân ở các chùa Yên Tử đều làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiên được dựng từ những cột đá chắc chắn. Bên dưới các cột đều có kè một phiến đá trong làm đế.

Không phải tự nhiên lại có một phiến đá dưới chân các cột, đây được coi như một nét quy chuẩn trong kiến trúc tôn giao, tín ngưỡng ở Việt Nam có ý nghĩa riêng. Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, hình ảnh cột đá, cột gỗ đặt trên một phiến đá chính là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực.

Cột đá biểu trưng cho sinh thực khí của nam giới, phiến đá trong biểu trưng cho sinh thực khí của nữ giới. Hình tượng kết hợp này với mong ước con người phát triển, sinh sôi có cuộc sống an lành no đủ.

Trong Chính điện thờ tượng Thích Ca Mâu Ni tọa Thiền thành đạo dưới cội Bồ Đề được đúc bằng đồng có trọng lượng gần 4 tấn. Pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma tạc bằng gỗ Giáng hương cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế.

Pho tượng được đặt ở sau Chính Điện, trước nhà thờ Tam Tổ, để chúng Tăng, Ni, Phật tử, du khách chiêm bái.

Trong La Hán Đường thờ mười tám vị La Hán, tượng được tạc bằng gỗ Giáng hương, đường nét chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị.

Trước sân thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ (rubi), đường kính 1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn).

Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho bát chính đạo.

Quả cầu đã được trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác định: Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam

Phía bên trái tháp thiền viện có một cây đa cổ thụ bảy trăm năm tuổi, cành lá sum xuê tươi tốt. Đứng dưới gốc đa cổ thụ du khách không khỏi bồi hồi về những dấu tích người xưa để lại và sự trường tồn của đạo pháp dân tộc.

Với một không gian rộng lớn, các toàn nhà được xây dựng chỉnh chu, bề thế thể hiện sự hưng thịnh của một thời kì phong kiến luôn tạo cho du khách đến tham quan cảm giác tráng lệ, trang nghiệm của đất phật. Sự thanh tịnh, linh thiêng, thứ thái tràn ngập trong không gian tại đây không phải nơi nào cũng có thể có được.

Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: tour Yên Tử 1 ngày

THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ LIÊN HỆ:

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo