Tràng An là một trong những địa điểm du lịch nổi bật nhất ở miền Bắc hiện này. Quần thể khu du lịch Tràng An Ninh Bình nằm ở khu vực thuộc ranh giới giữa các huyện của Ninh Bình như Gia Viễn, Nho Quan thị xã Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư.
Nếu bạn đi du lịch tour Tràng An hoặc tour Tam Chúc Tràng An sẽ cảm nhận được nơi đây như một thế giới riêng biệt, tuy nhiên để có được khu du lịch Tràng An rộng lớn như ngày hôm nay, là kết quả của công cuộc quy hoạch, thu hồi đền bù đất ruộng của khoảng 2000 hộ dân.
Sau sự đẹp đẽ thơ mộng của khu du lịch luôn có những góc khuất liên quan đến quá trình thu hồi đất, một câu chuyện muôn thuở của bất cứ khu du lịch nào. Trong bài viết này, Antamtour xin chia sẻ với bạn đọc câu chuyển ẩn sau nụ cười, sự mến khách của những người lái đò tại Tràng An.
Trong chuyến tham quan Tràng An ( Tour Tràng An), nếu du khách không thuê hướng dẫn viên bản địa ngồi lên thuyền giới thiệu chuyến tham quan, bạn hoàn toàn có thể hỏi người lá đò, họ luôn sẵn lòng thuyết minh rất nhiệt tình bằng cả sự tự hào đồi với quê hương, nhưng hỏi về cuộc sống mưu sinh của họ lại là một câu chuyện buồn về công cuộc mưu sinh bên khu du lịch nổi tiếng bậc nhất miền Bắc.
Câu chuyện về người lái đò Tràng An:
-Người dân nơi đây có kể lại rằng: Khoảng những năm 2001, ruộng của 2.000 hộ dân bị thu hồi để phục vụ cho việc quy hoạch làm khu du lịch sinh thái Tràng An, người dân nơi đây sẵn lòng từ bỏ đất để quảng bá hình ảnh du lịch quê hương, kể từ đó những người nông dân không còn ruộng, thay vào đó là nghề chở khách du lịch, 2.000 hộ dân mỗi hộ được cấp 1 chiếc đò để phục vụ chở du khách.
-Đi du lịch Tràng An, ngồi trên những chuyến đò, chúng ta cũng cảm nhận được nghề lại đò không hề dễ dàng, và thực tế nó khổ cực hơn nhiều. Người lái đò nơi đây y như một nghệ sĩ thực thụ, bởi nhiều hang động có mô đã nhấp nhô, nhiều hang hẹp chỉ vừa lạch được chiếc thuyền, do đó tay nghề người lái đò phải thật chuẩn xác và thông thạo đường lối như lòng bàn tay.
Một chuyến đò tại Tràng An có thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ, đó cũng là thời gian người chèo phải đi liên tục, nhưng mỗi chuyến như vậy chỉ được trả 200.000đ.
-Người lái đò nơi đây chia sẽ, không phải hết chuyến quay về bến luôn là có khách, mà phải chờ 1.999 chiếc đò khách rồi mới đến lượt mình. Vào mùa lễ hội, họ có thể nhận được khoảng 2,3 chuyến đò 1 ngày, nhưng vào những ngày bình thường, có khi 1 tuần chỉ được 1 chuyến, ai may mắn thì mới được khách bao thêm tiền.
-với nguồn thu không ổn định, để lo toan cuộc sống gia đình, người lái đò nơi đây phải làm thêm nhiều công việc khách như phụ hồ, đánh bắt thuỷ hải sản. Tuy nhiên kể từ khi cấm đánh bắt thì rất nhiều người bỏ đi xa xứ làm ăn.
Đằng sau nét đẹp đẽ, hoàn mĩ của một khu du lịch, luôn ẩn chứa câu chuyện nhức nhối liên quan đến thu hồi đất giái phóng mặt bằng. Mong là chính quyền địa phương nơi đây sẽ có các chính sách thoả đáng hơn để bảo vệ quyền lợi cho người dân bản địa.
Nguồn tham khảo: Báo Việt Nam mới.
Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: tour chùa Tam Chúc Tràng An 1 ngày