Người xưa kể lại rằng để tỏ lòng trung với vua, các cung tần mỹ nữ đã trẫm mình xuống dòng Hồ Khê ngay chân núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông vô cùng thương sót đã cho lập Đàn tràng làm lễ giải kết oan hồn các cô gái ấy.
Nơi lập tràn đàn tràng giải oan về sau được dựng thành chùa Giải Oan, dòng Hồ Khê được gọi là suối Giải Oan là từ nghĩa ấy.
Cách đi đến chùa Giải Oan Yên Tử
Ở vị trí cửa ngõ Trung tâm Khu Di tích lịch sử và Rừng Quốc Gia Yên Tử, Chùa Giải Oan được xây trên nền móng ngôi chùa cũ thời Trần. Chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Từ năm 1994 đến năm 1997, bằng nguồn đầu tư của Nhà nước, công đức của Sư Bà Chân Đức (Việt kiều ở Canada) và các Phật tử Trúc Lâm cùng quý khách thập phương, Ban Quản lý Yên Tử và Sư Thầy Thích Diệu Như đã xây dựng lại chùa Giải Oan.
Cầu gì ở chùa Giải Oan Yên Tử
Từ chùa Giải Oan có hai lối lên chùa Hoa Yên, có thể đi bằng cáp treo hoặc đi bộ đoạn đường dài gần 2000m có độ dốc cao dần qua đường Tùng với những cây bạch tùng, xích tùng... những rễ cây chằng chịt dấu vết thời gian bám vào những bậc đá...
Kiến trúc chùa Giải Oan được xây theo kiểu chữ "Đinh" (J), kết cấu cột trụ, xà bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi hài, bò nóc đắp vữa xi măng để trơn, giữa nóc là bức đại tự có bốn chữ Hán: "Giải Oan Hồn Tự" (Chùa Giải Oan), hai đầu nóc có hình Rồng đắp nổi cùng vân mây, uốn lượn mềm mại.
Đầu đao mái chùa hình đầu Rồng cuộn hướng lên, cùng vân mây, sóng nước. Tường chùa xây gạch đỏ không trát vữa, sân chùa lát gạch Bát Tràng kích thước 30cm x 30cm.
Cửa chùa làm bằng gỗ lim, kết cấu "Thượng song hạ bản" khung gỗ, trên song dưới bức bản trạm trổ hoa văn "Long, Ly, Qui, Phượng", "Tùng, Cúc, Trúc, Mai", bốn góc có "Phúc Thử" (con Dơi đem lại phúc lành).
Trước cửa chùa đặt một Lầu hương cao 3,2m, Chiều dài 1,8m, chiều rộng 0,8m, có hai tầng mái cong, trang trí hoa văn cổ.
Tượng thờ trong chùa được bài trí theo kết cấu chùa Việt, và Phật giáo Đại thừa. Chính Cung Điện Mẫu, thờ Đức Mẫu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu (là thân mẫu của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Trước chánh cung thờ Tam Vương (Minh Vương, Hải Vương, Diêm Vương).
Bên trái thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Quốc Trượng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Bên phải là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng, văn hóa nhân gian truyền thống của người Việt.
Nằm ở một khu riêng biệt giữa đại ngàn Yên Tử, chùa Giải Oan Yên Tử mang kiến trúc đậm nét của phật giáo nhà Trần. Đến với ngôi chùa ngoài thanh lọc tâm hồn, tận hưởng khoảng thời gian tĩnh lặng, cầu phúc cho gia đình người thân thì chùa còn có các góc ảnh vô cùng đẹp, hoài niệm có thể tạo ra các bức ảnh kỉ niệm tuyệt vời.
Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Tour du lịch Yên Tử