Điện Tam Thế Chùa Bái Đính | Antamtour.vn

Điện Tam Thế Chùa Bái Đính

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 22/10/2022

Sau khi vượt qua 200 bậc đá, bạn đã lên đến sân điện Tam Thế, địa điểm không thể bỏ qua khi đến với tour Bái Đính. Đây là một toà cao, rộng, đồ sộ, nhất ở khu chùa Bái Đính. Chưa có một kiểu kiến trúc chùa nào trên đất nước ta đẹp đẽ, nguy nga, hoành tráng như ở đây.

Với kiến trúc nguy nga, thiết kế chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết – điện Thờ Tam Thế Bái Đính đã là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách khi du lịch Bái Đính.

  1. Vài nét về điện Tam Thế chùa Bái Đính
  2. Kiến trúc của điện Tam Thế chùa Bái Đính
  3. Điện Tam Thế thờ ai?
  4. Ý nghĩa của tượng Tam Thế Phật trong điện Tam Thế

Điện Tam Thế

Vài nét về điện Tam Thế chùa Bái Đính

✔️ Từ sân, có hai lối lên điện Tam Thế chùa Bái Đính, gồm 32 bậc đá. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông mỗi chiều 10m, có diện tích 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có độ dày 0,2m.

✔️ Bốn góc của phù điêu đá, phía trên chạm khắc hai con phượng chầu, phía dưới bên phải chạm khắc con rùa, bên trái chạm khắc con ly, ở giữa là hình mặt nguyệt rộng bên trong chạm khắc con rồng uốn lượn. Bức phù điêu đá lớn này chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng).

✔️ Các góc của mái điện Tam Thế đều có mái đao cong lên như hình đuôi chim phượng làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển, hài hoà như sóng nước thuỷ triều, như con thuyền trôi trên nước, như hai cánh chim đang dang rộng để bay lên.

✔️ Đường nét này đã thấy khắc trên mặt trống đồng Đông Sơn, đó cũng là nét của vuông và tròn, của trời và đất, biểu tượng cho âm dương hoà hợp, nói lên chí hướng và tâm hồn người Việt Nam, thể hiện triết lý nhân sinh phương Đông sâu sắc.

Du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày

Kiến trúc của điện Tam Thế chùa Bái Đính

✔️ Điện Pháp Tam Thế chùa Bái Đính có 7 gian gồm 3 gian giữa, 2 gian hai bên, 2 gian chái. Trong toà điện Tam Thế có 66 cột bê tông cốt thép giả gỗ cao to, gồm 2 hàng cột cái, hàng trước có 4 cột, hàng sau 2 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 6 cột; 24 cột con ở bốn phía và 24 cột hiên ở bốn phía.

✔️ Ba gian phía trước toà Tam Thế chùa Bái Đính có hộc cửa và cánh cửa làm bằng gỗ lim. Gian giữa lắp 10 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng 0,91 m; hai gian hai bên mỗi gian 8 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 3,7m, rộng 0,95m.

✔️ Ba gian giữa trong điện Tam Thế đều có 3 bức hoành phi và ba cửa võng đều làm bằng gỗ vàng tâm, sơn son thếp bạc phủ hoàn kim. Các cửa võng ở đây làm nền cho Phật điện như loé lên những điểm sáng của ánh vàng để hướng con người vào cõi Phật. Đây được coi là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.

✔️ Đôi hạc đồng trong điện Tam Thế cao 4,9m, mỗi con nặng hơn 1 tấn. Lư hương bằng đồng có chiều ngang l,8m, rộng 1m, lồng đèn đồng cao 4m.

Ý nghĩa của tượng Tam Thế Phật

Điện Tam Thế thờ ai?

✔️ Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn đều dát vàng trên ba bệ cao 1,5 m, ốp đá thước chạm khắc hoa văn trồng rất bề thế. Ba tượng Tam Thế do nghệ nhân bàn tay vàng Vũ Duy Thuấn cùng các nghệ nhân đúc đồng ở thị trấn Ý Lâm, huyên Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc.

🔆 Ngày 26 tháng 12 năm Giáp Thân ( ngày 04 tháng 2 năm 2005 ) pho tượng Tam Thế đầu tiên (tượng Phật Hiện Tại) đã được đưa về chùa Bái Đính.

🔆 Ngày 10 tháng 9 năm Ất Dậu ( ngày 12 tháng 10 năm 2005 ) hai pho tượng Phật Quá Khứ và Phật Vị Lai chuyển nốt vể chùa Bái Đính.

➡️➡️ Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

✔️ Tượng Tam Thế, gọi đầy đủ là “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân ” (Thân pháp chân thực tức đạo thể, nhiệm màu đẹp đẽ của các đức Phật tồn tại vĩnh hằng trong cả ba thời), hoặc “Tam Thế tam thiên Phật”: Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.

✔️ Tượng Phật Hiện Tại ở giữa, tượng Phật Quá Khứ và tượng Phật Vị Lai ở hai bên. Ba tượng Phật này đều ngồi trên toà sen, tượng trưng cho chư Phật nhằm dẫn dắt chúng sinh về dòng chính pháp.

🔆 Quá Khứ Phật là chư Phật thời quá khứ, gọi là trang nghiêm kiếp, một trong các Phật Quá Khứ là Phật A Dì Đà.

🔆 Hiện Tại Phật là Phật thời hiện tại gọi là hiện kiếp. Phật giáo Đại thừa coi Thích Ca Mâu Ni là hoá thân của Phật Hiện Tại xuất hiện để giáo hoá chúng sinh.

🔆 Vị Lai Phật là các đức Phật Tương lai gọi là tinh tú kiếp, trong số đó có Phật Di Lặc. Ba tượng Tam Thế đại diện cho ba ngàn chư phật khác nhau ở trên đời của cả 3 kiếp cho nên được đặt ở nơi cao nhất.

Tour Bái Đính xuất phát từ Hà Nội

Ý nghĩa của tượng Tam Thế Phật trong điện Tam Thế

Nhiều Phật Tử đi chùa niệm Phật vẫn có câu hỏi về ý nghĩa của Tam Thế Phật. Đó chính là những thông tin mà Antamtour sẽ chia sẻ với các quý Phật Tử ngay sau đây, chúc bạn có một chuyến tour chùa Bái Đính vào dịp đầu xuân vạn sự như ý.

✔️ Phật là đấng tối cao với lòng từ bi, độ lượng với mọi chúng sinh. Nên khi bạn tin vào Phật cũng chính là tin rằng mình sẽ được che chở, phù hộ, bình an trong cuộc sống.

✔️ Chỉ cần bạn sống tốt, tin rằng những quả ngọt sẽ lại đến. Tin Phật còn là tin vào nhân quả, gieo nhân nào ắt sẽ gặp quả đó. Vòng tay Phật sẽ độ lượng với mọi chúng sinh biết quay đầu bỏ xấu theo tốt.

✔️ Không chỉ có vậy, sự hiện thân của Tam Thế Phật về ba thời hiện tại, quá khứ, tương lai còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng cuộc sống nơi hiện tại. Sống sao để thấy mỗi khi hiện tại trôi qua thành thời quá khứ đều là những ngày đáng quý, không thẹn với thân tâm, lạc quan, vui vẻ, hướng về tương lai tốt đẹp.

Du lịch chùa Bái Đính

Đi tour Bái Đính 1 ngày, du khách sẽ thấy được rằng, điện Tam Thế tại đây không chỉ có bề ngoài nhìn thật lung linh, các chi tiết bên trong chùa tỉ mỉ, chu toàn đến từng chi tiết, mà còn là nơi làm cho tâm tĩnh lặng, hướng vào trong tâm của mình.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo