ĐỘC ĐÁO BẢN SẮC VĂN HOÁ NGƯỜI DAO TẠI TÂY YÊN TỬ | Antamtour.vn

ĐỘC ĐÁO BẢN SẮC VĂN HOÁ NGƯỜI DAO TẠI TÂY YÊN TỬ

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 11/01/2020

Yên Tử đã là một địa điểm du xuân vô cùng quen thuộc của phật tử và du khách, trong những năm gần đây, ngoài việc đi tour Yên Tử tham quan rồi lên đến chùa Đồng, có một địa điểm du lịch ngày càng phát triển đó là Tây Yên Tử tại Bắc Giang.

Đi tour Tây Yên Tử Bắc Giang, du khách vừa được trải nghiệm một vùng đất thiêng mới, điểm cuối cùng vẫn là đặt chân lên chùa Đồng Yên Tử. Nếu nói Yên Tử là nơi phát triển của trường phát Trúc Lâm thì Tây Yên Tử là cội nguồn hình thành nên trường phái phật giáo này.

Mảng đất này không chỉ nổi tiếng linh thiêng, mà còn độc đáo bởi bản sắc văn hoá muôn màu của các dân tộc nơi đây, đặc biệt là dân tộc dao tại chân núi Tây Yên Tử.

Nếu du khách đi du lịch Tây Yên Tử, sẽ được người dân nơi đây đón tiếp rất nồng hầu, họ hầu hết đều là người dân tộc dao bản địa, sinh sống quanh chân núi. Đến đây ngoài việc thăm thú tự nhiên, du khách còn được khám phá trải nghiệm nét đẹp văn hoá độc đáo của người Dao Bắc Giang.

Lễ cấp Sắc của người Dao tại Tây Yên Tử

-Đây là nghi thức đặc trưng và không thể thiếu của bất kỳ người con trai người Dao nào, bản chất của lễ cấp sắc giống như lễ trưởng thành bắt buộc, được tiến hành duy nhất một lần trong đời. Các bé trai phải trải qua lễ cấp sắc mới được công nhận là trưởng thành, được tham gia vào hoạt động văn hoá tín ngưỡng của dòng họ.

-Thời gian hoàn thiện một nghi lễ cấp sắc là từ một đến ba ngày bao gồm nhiều nghi lễ như: Đặt tên âm, lễ cấp sắp đèn, lễ đội đèn, lễ hạ đen, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ tạ ơn tổ tiên…

-Vì là nghi lễ lớn trong đời mỗi người con trai tại đây nên nhà nào có lễ cấp sắc đều trong bầu không khí vui vẻ cùng tôn nghiêm. Du khách đi du lịch Tây Yên Tử, nếu may mắn gặp được một nghi lễ cấp sắc nên nán lại một chút để xem, đây ắt hẳn là trải nghiệm rất thú vị.

Trang phục cưới của người dao tại Tây Yên Tử

-Trang phục cưới các dân tộc Việt Nam đều muôn màu muôn vẻ, trang phục cưới của người Dao nơi đây với màu đỏ tươi đen tương phản chủ đạo làm rực rỡ cả không gian núi rừng Tây Yên Tử.

-Cũng như các dân tộc khác, chàng trai và thiếu nữ người Dao gặp gỡ nhau, hẹn hò, rủ nhau đi chơi vào dịp lễ hội. Khi họ quyết định đi đến ở bên nhau trọn đời, chàng trai sẽ nói với cha mẹ sang nhà cô gái để thưa chuyện. Nếu hai bên thuận lợi sẽ xem ngày lành tháng tốt, sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin hỏi dâu.

-Phụ nữ người Dao lấy chồng đeo khá nhiều trang sức bằng bạc, có thể 5 đến 5 còng cổ, vòng tay 2 đến 3 chiếc, đai lưng… tất cả đều bằng bạc trắng, có thể nặng đến vào kí lô.

-Màu sắc vày cưới người Dao Tây Yên Tử hầu như chỉ có hai màu chính là đỏ và đen, nhưng chính hai màu sắc đối lập này lại khiến cho bộ trang phục rất rực rỡ, thu hút ánh nhìn. Đến ngày thành thân, cô dâu mặc trang phục cưới, cổ và tay đeo nhiều vòng bạc. trên đầu trùm chiếc khăn to che kín mặt.

-Cô phù dâu bên cạnh sẽ che ô, dẫn đường và giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai. Trên đường sang nhà trai, các đám cưới đều có người thổi kèn thổi các bài ca chào mừng, không khí cả chặng đường lúc nào cũng nhộn nhịp vui vẻ.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao tại Tây Yên Tử

-Nơi nổi tiếng nhất về dệt thổ cẩm tại Tây Yên Tử phải kể đến thôn bản Mẫu xinh xắn giữa núi rừng đại ngàn.

-Theo truyền thống của người Dao nơi đây, các bà các mẹ luôn dạy thêu cho con em mình từ khi lên 6,7 tuổi. Mỗi năm những người con gái nơi đây phải tự tay thêu, dệt một vài dồ dùng cho mình, đặc biệt là dịp lễ tết. Sau này những thứ ấy cũng sẽ là một phần hành trang theo người con gái về nàh chồng.

-Đến thăm Tây Yên Tử vào tết đến xuân về sẽ cảm nhận được không khí đầy sắc xuân nơi đây cùng với các thiếu nữ váy áo rực rỡ, muôn màu, vì vào dịp này những cô gái Dao thường diện lên mình bộ váy áo lộng lẫy do chính mình dệt, may ra, xúng xính vòng bạc trang sức đi du xuân.

THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ LIÊN HỆ: 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo