ĐẶC SẮC LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Ở CAO BẰNG | Antamtour.vn

ĐẶC SẮC LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Ở CAO BẰNG

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 23/07/2019

Người Tày là dân tộc chiếm đại đa số ở Cao Bằng, họ xây dựng và phát triển được một nền văn hoá dân tộc Tày riêng độc đáo và đậm đà bản sắc. trong bài viết này, hãy cùng Antamtour tìm hiểu về phong tục cưới xin của người Tày tại Cao Bằng nhé:

Tour Cao Bằng 3 ngày 2 đêm

Ngay từ xa xưa, tư tưởng về dựng vợ gả chồng của người Tày đã khá tiến bộ, Người Tày coi trọng việc hướng con cái tìm hiểu bạn đời của mình để tạo dựng gia đình mới, phát triển dòng tộc.

Họ rất quan tâm tới tổ tông, gia đình, dòng họ và đặc biệt là các tiêu chí chọn bạn đời. Trong tâm tưởng của các chàng trai, người con gái trước hết là hiền lành, nết na, lễ độ, đức hạnh, biết ứng xử, giao tiếp, có sức khỏe, đảm đang, cần cù, chịu khó trong lao động.

Còn trong mắt các thiếu nữ, họ muốn lấy được chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú, hiểu biết hơn mình, có đạo đức tốt, sinh ra từ một gia đình nền nếp, gia giáo, dòng tộc bề thế.

Giá vé các địa điểm du lịch ở Cao Bằng mới nhất

Đầu tiên, nhà trai nhờ họ hàng làm từ 200 - 300 chiếc bánh dày, nhiều bánh chưng, gà thiến, 1 con lợn để đưa đến nhà gái làm thủ tục cầu hôn. Khi đồ lễ được đưa đến, nhà gái có trách nhiệm mời họ hàng, anh em làm cỗ để tiếp đón nhà trai.

Đồng thời nhà trai đưa cho nhà gái một khoản tiền để mua sắm các đồ dùng phục vụ ngày cưới. Khi đã thống nhất xong các thủ tục, hai bên trong dòng họ đi đến thống nhất ngày tổ chức đám cưới cho đôi uyên ương.

Nên đi du lịch Cao Bằng vào thời gian nào?

Trong ngày cưới, trang phục cô dâu chú rể, mặc dù không cầu kỳ, nhiều màu sắc, nhưng nó thể hiện được bản sắc riêng của dân tộc Tày, Nùng. Cô dâu mặc áo dài bằng chất liệu vải chàm truyền thống, đi kèm với quần lụa màu đen.

Trên đầu khăn chàm vấn tóc, khăn vải chàm cuốn nhiều vòng quanh thắt lưng; nhà có điều kiện, cô dâu có trang sức bằng bạc. Chú rể mặc áo, quần bằng vải chàm, không cầu kỳ như cô dâu.

Tour du lịch Cao Bằng - thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm

Khi tổ chức đám cưới, nhà trai đưa sang nhà gái bánh dày, bánh chưng, gà thiến, lợn đã thịt sẵn, nếu gia đình nhà gái còn ông bà thì thêm một con lợn quay. Đám cưới của nhà trai và nhà gái thường được tổ chức trong hai ngày.

Buổi chiều ngày đầu tiên, ông bà quan lang dẫn đoàn chú rể và sang nhà gái làm thủ tục thắp hương để trình diện với tổ tiên, họ hàng bên nhà gái. Đến nhà gái, theo phong tục, để thử tài của quan lang nhà trai, đại diện nhà gái đưa ra những câu đố bằng tục ngữ Tày, Nùng.

Cuộc đối đáp có thể kéo dài từ 10 - 20 phút, sau đó gia đình nhà gái mở cửa chính, tháo dây chỉ, hoặc chổi gác ngang cửa... mời đoàn nhà trai vào nhà.  Bước đầu tiên ông quan lang cầu khấn lên tổ tiên bằng những vần thơ, rồi chú rể thắp hương lên bàn thờ và được coi là con trong gia đình.

Mọi thủ tục ra mắt sau khi hoàn tất, quan lang đưa chú rể mời rượu, thuốc lá... ông bà, anh em họ hàng, khách khứa. Tiếp đó, chú rể chung vui cùng bạn bè.

Du lịch Đông Bắc xuất phát từ Hà Nội

Tùy theo từng địa bàn, một số phong tục đã được cải biên cho phù hợp với xã hội hiện tại.

Họ hàng đến dự đám cưới thường mang tới một gánh đồ đến dự cưới, trong đó có bốn bơ gạo, hai lít rượu và được gọi là “tháp khẩu lẩu”; người từ xa đến dự cưới thường kèm theo một trẻ nhỏ, nếu gia đình không có trẻ nhỏ có thể nhờ trẻ em của gia đình khác và được gọi là đi gánh hộ, tiếng địa phương là “pây thư tháp”.

Khi đi, người lớn gánh đồ dự cưới, nhưng đến đầu làng nhường cho trẻ nhỏ gánh đến trước bậc cầu thang của nhà sàn. Gia đình cử một số người đón gánh đồ mang vào nhà; khi đám cưới kết thúc, gia đình trả lại gánh đồ, trong đó có vài lạng thịt lợn, hoặc chân giò, gói xôi, bánh dày có nhân đường và không đường

Mua gì về làm quà khi đi du lịch Cao Bằng

Đám cưới kết thúc, sau ba ngày gia đình nhà trai tiếp tục làm thủ tục đón cô dâu lần đầu; đồ lễ đến nhà gái là xôi nếp, gà thịt sẵn, để bày lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Gia đình nhà trai cử chị em phụ nữ trong dòng họ và một trẻ nhỏ để gánh đồ lễ.

Sau khi ăn cơm xong, cô dâu giúp gánh đồ trả lễ ngược lại về gia đình nhà chồng. Khi đến nhà chồng, cô dâu bắt tay vào công việc như gánh nước, giã gạo, sàng sẩy và các việc nội trợ trong gia đình.

Tuy nhiên trong thời gian đầu cô dâu chưa ở bên nhà chồng thường xuyên, có thể chủ động trở về nhà cha mẹ đẻ bất cứ lúc nào; khi nhà chồng có công việc lại nhờ em gái ruột hoặc thiếu nữ trong dòng họ đến đón.

Sau khi đi lại nhiều lần bên nhà chồng, đến khi có đứa con đầu tiên, người vợ trẻ mới thực sự ở bên nhà chồng và từ đó cuộc sống đôi vợ chồng trẻ mới thực sự được bắt đầu.

Antamtour chuyên thực thực hiện tour du lịch Cao Bằng - Thác Bản Giốc 2 ngày 1 đêm, tour du lịch Đông Bắc, tour Cao Bằng 3 ngày 2 đêm

THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ LIÊN HỆ: 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo