NHỮNG ĐỊA ĐIỂM LỄ CHÙA LÝ TƯỞNG CHO CÁC TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO | Antamtour.vn

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM LỄ CHÙA LÝ TƯỞNG CHO CÁC TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 31/12/2019

Chùa Yên Tử

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”

Chùa Yên Tử là một địa điểm vô cùng quen thuộc và không bao giờ thiếu trong danh sách này. Từ trước đến nay, Yên Tử luôn là điểm hàng hương lễ chùa hàng đầu, mồi năm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan.

Hầu như toàn bộ diện tích danh sơn Yên Tử đều nằm ở độ cao trên 1000m so với mức nước biển. Không gian mở ảo, trong lành, thực thực hư hư khiến cho Yên Tử được ví như cõi tiên phật, nơi con người có thể tu thành tiên thành phật.

Yên Tử từ xưa đã được coi là đất phúc đất thiêng, nơi hội tụ linh khí của sông núi. Đây là nơi lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hoá, văn minh phật giáo, nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lấp Thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa tinh hoa của phật giáo Ấn Độ, phật giáo Trung Hoa, mang đậm bản sắc dân tộc.

Yên Tử hiện tại được trùng tu, tôn tạo trở nên bề thế và đẹp hơn, dưới các ngôi chùa am được trùng tu đều là nềm móng cổ thời Trần Lê, lưu lại dấu ấn về một thời vàng son đã qua

Tây Yên Tử

Tây Yên Tử là một nhánh phía tây của Yên Tử, trải dài từ Sơn Động đến Yên Dũng, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nơi đây không có không gian rộng như Yên Tử Quảng Ninh, nhưng nơi đây lại là địa điêm xuất phát của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Tây Yên Tử bao gồm hệ thống các chùa tháp, di tích cổ, cảnh quan rừng núi liên quan đến sự hình thành hiền phái Trúc lâm Yên Tử thời Trần như: chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi, Đồng Thông…

Tây Yên Tử cũng được coi là một một nơi hội tụ linh khí trời đất, nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân tông tu tập thì tây Yên Tử là con đường hoằng dương phật pháp của ngài. Ngoài việc du lịch tâm linh thì nơi đây với địa hình núi cao, thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, rất phù hợp cho việc thưởng ngoạn, tu tâm dưỡng tính, giác ngộ đạo pháp, xứng đáng là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là một địa điểm du lịch tâm linh mới hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây, khi chỉ vừa được mở cửa đón du khách vào đầu năm 2018.

Chùa Tam chúc hà nam toạ lạc tại thị trấn Ba Sao, Khả Phong huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Chùa có tổng diện tích tới 5000ha, nếu xây xong, Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngoài hệ thống các chùa, đền, chùa Tam Chúc còn có vẻ đẹp kì vĩ không kém gì một danh sơn với hồ nước,núi đá tự nhiên và các thung lũng tạo thành khung cảnh kỳ vỹ. Vị trí của chùa, trước kia là chùa Tam Chúc cổ, theo các hiện vật thu giữ được tại đây, các nhà khảo cổ cho biết niên đại của nó lên đến 1000 năm.

Ngoài nổi tiếng về linh thiêng và to lớn, ngôi chùa còn khiến du khách cảm thấy rất tò mò về các bảo vật mà chùa Tam Chúc đang nắm giữ: Cây bồ đề nhỏ đang trồng ở Tam Chúc được chiết từ cây “cây bồ đề vĩ đại cát tường” nổi tiếng thế giới, được chủ tịch quốc hội Sri lanka trao tặng; Viên thiên thạch mặt trăng ngôi chùa có được nhờ thắng đấu giá với giá trị hơn 14 tỷ đồng, đây được coi là viên đá có nguồn gốc mặt trăng lớn nhất thế giới cùng hàng nghìn bức tranh chạm khắc bằng đá núi lửa tại chùa Tam Chúc.

Chùa Ba Vàng

Bỏ qua những vụ bê bối về chụ trì của chùa trong thời gian vừa qua, với sự linh thiêng và vẻ đẹp của mình, chùa Ba Vàng vẫn là một trong những ngôi chùa đáng nên đi tại miền Bắc.

Ngôi chùa toạ lạc trên sườn núi Thành Đặng(thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) với độ cao khoảng 340m so với mực nước biển, nhìn từ xa chúng ta sẽ thấy vị trí của chùa thực sự rất đẹp, nằm tại thành phố Uông Bí nhưng gần như không bị ảnh hưởng bởi sự nhộn nhịp của đô thị, có núi đồi vây quanh và tràn ngập không khí thanh bình. Trước đây chùa có tên là Bảo Quang Tự (Ánh sáng quý) được xây dựng vào năm Ất Dậu ( 1676)

Ngoài việc lễ chùa, tu hành thì nhìn tổng quan, Ba Vàng đẹp một cách mĩ lễ với các toà nhà khang trang, không gian rộng rãi, hoàn chỉnh. Khi đêm về, bằng hệ thống chiếu sáng bám sát kiến trúc, chàu Ba Vàng thực sự toà ra nét đẹp rực rỡ của nó khi chiều sáng cả một góc trời núi Thành Đặng y như cái tên “Bảo Quang Tự” trước đây.

Chùa Hương

Đầu năm trẩy hội chùa Hương, điều này đã ăn sâu vào tâm trí của rất nhiều đồng bào miền bắc và miền trung, vì vậy mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ các tăng ni phật tử và du khách thập phương cũng cùng nhau đổ về chùa Hương.

Chùa Hương toạ lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Để đi đến chùa Hương, du khách phải trải qua chuyến hành trình khoảng 1 tiếng đồng hồ đi đò trên dòng suối Yên, đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt khi tham quan chùa Hương. Giá vé đò chùa Hương hiện tại là 35.000đ, giá vé tham quan là 50.000đ

Chùa Hương mang phảng phất vẻ đẹp của sông nước Tràng An nhưng Tràng An cảm giác trầm buồn hơn. Suôi theo dòng suối Yến, vẻ đpẹ nơi đây làm nao lòng du khách tham quan với khung cảnh núi rừng kỳ vĩ, thơ mộng, hoa gạo nở đỏ rực khoe sắc hai bên bở, cùng với đó là thấp thoáng những đền chùa cổ kính rêu phong.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo