Tục Kéo Vợ Người Mông Có Phải Là Hủ Tục Cần Xóa Bỏ? | Antamtour.vn

Tục Kéo Vợ Người Mông - Hà Giang

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 08/06/2022

Tục kéo vợ theo tiếng Mông ở Hà Giang gọi là "Chắt Pò Nỉa", đây vốn là nét đẹp văn hóa, thể hiện quyền tự do hôn nhân, mưu cầu hạnh phúc của những đôi trai gái yêu nhau nhưng không được bố mẹ, họ hàng hai bên không đồng ý, bị ngăn cản, ràng buộc bởi sính lễ.

Tuy nhiên không ít người còn hiểu chưa đầy đủ về tục kéo vợ này, cho rằng đây là hủ tục bắt ép người con gái về làm vợ. Nhưng thực chất phong tục này ẩn chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vậy tục kéo vợ có ý nghĩa gì? Hãy cùng Antamtour tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Tục kéo vợ xảy ra như thế nào?
  2. Tục kéo vợ ngày nay
  3. Tục kéo vợ diễn ra khi nào?
  4. Tục kéo vợ có ý nghĩa gì?

Tục kéo vợ xảy ra như thế nào?

Tục kéo vợ người Mông thực chất là đôi trai gái yêu nhau, không được bố mẹ, họ hàng hai bên đồng ý. Các đôi trai gái thường tự nguyện tìm hiểu, hẹn hò trước khi diễn ra cảnh kéo vợ mà ta thường thấy.

Vì vậy, chàng trai hẹn cô gái ở địa điểm nào đó, sau đó cùng một số bạn đến đón cô gái về làm vợ. Tham gia tour Hà Giang dài ngày để có thể bắt gặp những khoảng khắc của tục bắt vợ cùng Antamtour nhé!

☑️ Chàng trai có thể kéo vợ ở bất cứ ở đâu như ngoài chợ, trên nương, trong nhà cô gái… Khi kéo vợ chàng trai sẽ nhờ bạn bè, anh em đi giúp đỡ. Chàng trai cầm tay cô gái và nói muốn kéo cô về làm vợ.

☑️ Cô gái khi được kéo dù đã thích chàng trai nhưng lúc đầu đều chống cự lại. Chàng trai và bạn sẽ nhấc bổng cô gái lên để có thể kéo đi dễ dàng và cô gái không bị đau trong lúc giằng co.

☑️ Trong khi con trai cùng bạn đi kéo vợ, ở nhà bố mẹ chàng trai chuẩn bị nhốt trước một con gà mái. Khi thấy con dâu về, chuẩn bị bước qua cửa thì lấy chân gà mái cào phía sau lưng, từ trên xuống dưới và nói “hồn về”.

☑️ Cô gái sẽ ở một phòng riêng và có một người em gái canh giữ không cho bỏ trốn, đồng thời khuyên nhủ cô gái nên lấy chàng trai làm chồng. Sau ba ngày nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì nhà trai sẽ mang rượu sang nhà gái nói chuyện với bố mẹ cô gái và xin cưới.

☑️ Nhưng sau khi ở nhà chàng trai 3 ngày, nếu cô gái không đồng ý lấy chàng trai thì sẽ được đưa về nhà. Khi đó chàng trai phải mang tiền sang nhà cô gái nộp phạt và mang theo gà, rượu để ăn với nhà cô gái một bữa cơm. Trong bữa cơm họ sẽ uống với nhau một chén rượu, với ý là từ nay họ sẽ làm bạn của nhau.

Tục kéo vợ ngày nay đang bị biến tướng?

Ngày nay, tục kéo vợ vẫn được duy trì. Tuy nhiên các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau trước và cùng nhau về nhà, khi gần đến nhà thì chàng trai cầm tay cô gái kéo đi để làm lí.

Nhưng cũng nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn giữa tục kéo vợ với bắt vợ và cướp vợ, khiến cho phong tục mang đầy ý nghĩa nhân văn này đang dần trở thành hủ tục.Vậy cướp vợ là gì? Ngay sau đây Antamtour cung cấp cho bạn một số thông tin để bạn hiểu hơn.

☑️ Hành động cướp vợ thật nhưng hiếm xảy ra và nay không còn tồn tại nữa. Đó là trường hợp cô gái đã có chồng, chàng trai chưa vợ hoặc đã có vợ nhưng hai người lại rất yêu nhau, hay ngoại tình với nhau.

☑️ Do cô gái đang có chồng, không thể lấy được nhau nên hai người dắt nhau trốn đi thật xa, biệt tăm biệt tích, thậm chí người chồng tưởng người vợ mất tích.

☑️ Đến lúc nào đó, người vợ mới thông tin cho chồng biết, đồng thời xin trả lại tất cả lễ vật cho chồng nhưng vẫn giấu tung tích. Khi nào chồng cũ chấp nhận đề nghị trên thì hai người mới ra ăn ở công khai và thành vợ chồng chính thức.

Ngày nay, trong một số trường hợp tục kéo vợ đã có những hành vi có thiên hướng bạo lực, ép buộc trước sự cự tuyệt của cô gái.

Hãy tham gia ngay tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm của Antamtour để biết thêm nhiều phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc Mông cho chuyến đi Hà Giang của bạn thêm ý nghĩa nhé.

Tục kéo vợ diễn ra khi nào?

Với bất kì thời điểm nào bạn đến du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm cũng sẽ bắt gặp tập tục kéo vợ của người Mông. Nhưng một số thời điểm trời đất giao thoa đã tạo cơ hội cho tình yêu đôi lứa thể hiện tập tục này.

☑️ Vào những ngày lễ hội đầu xuân hoặc các buổi chợ phiên các chàng trai, cô gái xúng xính váy áo mới, tiếng lòng thổn thức hòa vào dòng người không chỉ là đi chơi hay mua bán mà đó còn là dịp để họ tìm gặp người yêu. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho các chàng trai kéo vợ..

☑️ Tục kéo vợ hay diễn ra vào ban đêm. Theo tục lệ, con gái đã sang nhà trai thì hồn đã nhập vào nhà trai, khó quay về. Sáng ngày thứ ba, nhà trai cử hai người sang nhà gái báo tin, đồng thời xin nhà gái cho làm lễ cưới, định thời gian và thỏa thuận về lễ vật.

☑️ Thường khi báo tin như vậy, nhà gái chấp nhận việc đã rồi. Nhà trai cử đoàn sang nhà gái, lần này có cả cô dâu cùng đi. Mọi nghi lễ vẫn thực hiện theo đúng nghi thức cưới gồm đón dâu, nhập môn sau đó liên hoan mừng cô dâu chú rể nên vợ nên chồng.

Tục kéo vợ có ý nghĩa gì?

Tục kéo vợ của người Mông thực chất là một cách để chàng trai ướm hỏi cô gái có thực sự đồng ý lấy chàng trai làm chồng không.

☑️ Đối với những người phụ nữ dân tộc Mông thì tục Kéo vợ đề cao giá trị của người con gái, họ tự hào khi được người con trai kéo. Hay nói cách khác, những cô gái xinh đẹp, chăm làm, tài giỏi cho nên mới có chàng trai kéo về làm vợ. Đây cũng là niềm tự hào của các cô gái Mông.

☑️ Theo quan niệm của phụ nữ Mông, nếu không “kéo vợ” thì tiếng nói của phụ nữ Mông trong gia đình sẽ ít có giá trị. Bởi khi hai vợ chồng có xích mích thì người vợ có lý để nói chồng rằng: “mày không thích tao sao mà còn kéo tao về làm vợ. Mày kéo tao về rồi sao còn mắng tao”. Khi đó người chồng sẽ phải im lặng.

☑️ Còn khi cô gái tự nguyện theo về thì bố mẹ chàng trai cho rằng đó chỉ là bạn bè về nhà chơi. Và khi hai vợ chồng có mâu thuẫn thì người vợ không dám cãi lại chồng. Vì thế cô gái Mông nào cũng mong muốn mình được kéo về làm vợ chứ không muốn tự nguyên đi theo chồng.

Hiện nay, tục kéo vợ vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào Mông như một nét đẹp văn hóa nhằm tôn vinh, đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.

Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc như tập quán hôn nhân, tục lệ tang ma, tắm gió,…Ngoài ra người Mông còn có một món ăn không thể bỏ qua trong các phiên chợ, ngày hội, đó là Thắng Cố bạn nhất định không thể bỏ qua.

Đến với tour Hà Giang của Antamtour bạn sẽ được ngắm phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ ở cao nguyên đá Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ, Thạch Sơn Thần,...chinh phục các cung đường mạo hiểm của đèo Mã Pí Lèng, dốc Thẩm Mã,...tìm hiểu phong tục nơi đây.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm du lịch Hà Giang cho mình nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo