Tục Tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất. Cũng vì thế mà mỗi Quốc Gia, mỗi dân tộc, mỗi đạo giáo đều có một nghi thức riêng để tỏ lòng thành kính với người đã khuất.
Với Người Mông, họ không có tục thờ cúng tổ tiên, nhưng với nghi lễ tổ chức đám tang ma của người Mông thì tôi có thể khẳng định đây là nét văn hóa độc đáo và phức tạp nhất trong những phong tục tang ma mà Tôi biết.
Vậy Tục Tang Ma của người Mông có gì đặc biệt? Ngay trong bài viết dưới đây bạn hãy cùng Antamtour tìm hiểu nét văn hóa độc đáo này của đồng bào dân tộc Mông để có cho mình thêm kinh nghiệm đi du lịch Hà Giang nhé!
- Tục tang ma diễn ra ở đâu?
- Nghi thức nhập tang
- Lễ “đám ma khô”
- Tập tục giữ xác lâu ngà
Với Người mông, Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau để tổ chức 1 đám tang, nếu tôi kể cho bạn nghe câu chuyện chính mắt tôi chứng kiến thì dù có mạnh mẽ đến đâu, thì bạn sẽ mất ngủ.
Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này Antamtour sẽ chỉ nói sơ qua về các nghi thức tổ chức tang ma của người Mông, để bạn đọc nắm được, chứ thực tế có mặt ở đám tang thì phải nói là thác thức sự dũng cảm.
Tục lệ tang ma diễn ra ở đâu?
Người Mông vốn là dân tộc có những tập tục, tín ngưỡng sâu sắc. Tục lệ tang ma độc đáo này được người Mông ở Hà Giang luôn phải phục tùng những tục lệ của dòng họ, bản làng vốn từ tổ tiên, ông bà để lại.
Khi người nhà mất, gia chủ bắn chỉ thiên ba phát súng kíp báo hiệu cho dân bản biết có người chết, con cháu trong gia đình đi mời gọi anh em dân bản, thầy khèn, thầy trống, thầy cúng đến.
Tiếp đó, con cháu cắt một miếng vải lanh mới làm khăn rửa mặt và tắm rửa cho người chết, sau đó thay quần áo cho người chết. Phần cúng lễ người chết của người Hmông rất dài.
Nghi thức nhập tang của tục lệ tang ma
Thủ tục tang ma của người Mông Hà Giang rất nhiều, nếu có dịp đến du lịch tour Hà Giang bạn đừng quên đến thăm bản làng người Mông, nghe họ kể về tục tang ma và nhiều phong tục khác nữa nhé!
✅ Khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nơi người chết nằm, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng đi mời thầy cúng về làm lễ "khai kế" đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên.
✅ Trước đây, người Mông thường đưa thi thể người chết lên treo ở gian giữa nhà, hay còn được gọi là đưa lên ngựa để thồ linh hồn người chết về với tổ tiên. Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người chết vào áo quan. Sau khi làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ phúng viếng.
Đầu tiên, họ đặt áo quan tại gian giữa nhà ngay trước bàn thờ tổ tiên. Lễ vật gồm: cơm, bánh, thức ăn rượu thịt, các thức ăn được cho vào bát chén. Bài vị là giấy bản làm thành tua buông trùm và rủ xuống đầu quan tài. Người chủ tang là người có quyết định mọi việc về kinh tế trong ngày tang lễ.
Khi người chết được khâm niệm xong thì thầy trống, thầy khèn liên tục thổi và đánh trống để tổ tiên biết là gia đình có người chết. Thầy cúng tóm tắt tiểu sử của người chết tiễn đưa người chết về với tổ tiên. Mấy thanh niên mỗi người cầm một nén hương quỳ ở cửa, thầy cúng thổi khèn đi ba vòng quanh nhà, sau đó mới khiêng quan tài ra huyệt, đội kèn thổi đưa ma đi.
Đến huyệt khiêng quan tài vòng ba vòng quanh huyệt rồi mới đặt quan tài xuống huyệt mở nắp quan tài cho anh em xem lần cuối, thầy cúng phun ba hớp rượu rồi đóng nắp quan tài, tiến hành lấp đất. Trong ba ngày đầu mới chôn, mỗi buổi sáng sớm người nhà phải mang cơm cho người chết, lần một đem đến mộ, lần hai đến nửa đường, lần ba đến gần nhà.
Lễ “đám ma khô” trong thủ tục tang ma
Điều đặc biệt, trong các thủ tục tang ma của người Mông một số vùng ở Hà Giang có lễ “đám ma khô”. Vậy đám ma khô có ý nghĩa như nào? Quan trọng không? Hãy cùng Antamtour tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng này trong chuyến tour du lịch Hà Giang.
✅ Đám ma khô có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Họ quan niệm, nếu chưa được làm ma khô thì người chết sẽ không hòa nhập được với tổ tiên, người chết không thể hóa kiếp, hồn người chết sẽ quanh quẩn đâu đây để có thể phù hộ nhưng cũng có thể quấy nhiễu con cháu, mọi tội lỗi của người chết lúc sống chưa được tha thứ.
✅ Phải chờ sau 13 ngày thì người chết mới biết mình đã chết. Trong lễ tang ma người chết, thầy cúng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô 12 ngày sau khi chôn cất. Nếu đến ngày đó mà gia đình chưa có điều kiện thì sẽ phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn. Thời gian đám ma khô phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà quyết định ngày, giờ làm.
✅ Đám ma khô của người Mông là nghi lễ và ứng xử để lý giải cho quá trình siêu thoát, sự tồn tại, trưởng thành của linh hồn ở thế giới bên kia, phù hợp với tín ngưỡng của đồng bào về vũ trụ. Điều quan trọng hơn cả là tục lệ tang ma thể hiện đạo hiếu, đạo lý của con cháu đối với cha mẹ, biểu hiện sâu lắng tình cảm, sự sẻ chia của người thân, gia đình và cộng đồng, củng cố đạo đức, đạo hiếu.
✅ Không chỉ mổ hơn chục con trâu, bò để làm đám, người Mông ở Hà Giang còn làm lễ treo xác người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới mang ra phơi nắng và đem chôn cất.
Tập tục giữ xác lâu ngày của tang ma
Với người Mông đây là một tập tục không thể bỏ, nó đã khắc sâu vào nét văn hóa của dân tộc nơi đây. Bởi họ muốn kéo dài thời gian cho con cháu, họ hàng ở xa về đưa tiễn lần cuối, và cũng vì nếp nghĩ, phong tục truyền thống đã ăn sâu vào nhận thức nên chưa thể thay đổi ngay được. Tham gia tour Hà Giang để được nghe kể lại tập tục tang ma độc đáo này nhé.
Người Mông để xác lâu ngày vì quan niệm nhà có mấy người con phải để bằng đấy ngày. Ngày nay tình trạng đã đỡ hơn, nhưng thực tế vẫn có nhiều hộ gia đình để 4-5 ngày, thậm chí vẫn có nhà để 1 tuần.
Mỗi dòng họ người Mông lại có cách làm đám ma khác nhau, dựa trên cơ sở là phong tục truyền thống của dân tộc, song từng gia đình lại có những quy tắc riêng. Khi có người mất, thường thì gia đình sẽ treo xác trong nhà, bón cơm cho người chết vào bữa ăn và trước khi đưa đi chôn phải làm thủ tục phơi xác.
Vì yêu quý, thương tiếc người thân đã mất, cùng với tâm lý sùng bái tín ngưỡng, tôn trọng phong tục tổ tiên để lại, người Mông vẫn quan niệm khi gia đình có người chết, làm đám ma càng lâu, mổ càng nhiều lợn dê bò, người chết sẽ có thêm nhiều của cải để khi về thế giới bên kia sẽ có cuộc sống sung túc, no đủ hơn, không phải chịu cảnh nghèo đói cơ hàn như khi còn sống.
Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc như tập quán hôn nhân, tục lệ kéo vợ, tắm gió,…Ngoài ra người Mông còn có một món ăn không thể bỏ qua đó là Thắng Cố.
Đến với tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm của Antamtour để được ngắm phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ ở cao nguyên đá Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ,..hay tham gia các phiên chợ, phố cổ Đồng Văn,…chinh phục các cung đường mạo hiểm của đèo Mã Pí Lèng, dốc Thẩm Mã,..Bạn sẽ được tìm hiểu nhiều phong tục tập quán truyền thống.