Điện Pháp Chủ Chùa Bái Đính | Antamtour.vn

Điện Pháp Chủ Chùa Bái Đính

Đăng bởi Phạm Văn Tiến vào lúc 24/10/2022

Chùa Bái Đính nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp,…được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Trong bài viết này, Antamtour sẽ giới thiệu cho bạn công trình đồ sộ, bề thế với những kỉ lục của điện Pháp Chủ chùa Bái Đính, một địa điểm không thể bỏ qua khi đến với tour Bái Đính.

  1. Điện Pháp Chủ
  2. Điện Pháp Chủ thờ gì?
  3. Pho tượng Thích Ca Mâu Ni trong điện Pháp Chủ có ý nghĩa gì?
  4. Kiến trúc ở điện Pháp Chủ chùa Bái Đính
  5. Lưu ý khi làm lễ ở điện Pháp Chủ
  6. Những điều nhất chỉ có trong điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ

✔️ Từ điện Quan Âm, bạn đi theo đường Thần đạo sẽ đến với điện Pháp Chủ

✔️ Trong điện thờ Pháp Chủ có ba cửa võng, ba bức hoành phi và các câu đối thúc đổng đều ca ngợi công đức của Phật và cảnh đẹp của chùa. Đó là những sản phẩm của trí tuệ con người, cũng là di sản văn hoá Phật giáo, văn hoá dân tộc của nước ta.

Điện Pháp Chủ thờ gì?

Gian Trung đường điện Pháp Chủ - nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo.

Pho tượng Thích Ca Mâu Ni trong điện Pháp Chủ có ý nghĩa gì?

✔️ Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen. Mặt Ngài mang dáng vẻ hiền từ, miệng thoáng nụ cười cứu độ, tai to dài, mũi thẳng đều đặn, tóc xoắn ốc bướu nổi trên đầu, mặc áo cà sa, cũng gọi là cà sa, biểu tượng tạo cho tâm thanh lòng tĩnh để trí tuệ phát sinh nhằm diệt trừ: tham, sân, si, ái, ố, hỷ, nộ.

✔️ Mắt ngài bao giờ cũng nhìn xuống soi rọi nội tâm. Giữa ngực Ngài có chữ “vạn ”, biểu thị công đức, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật.

✔️ Tay phải cầm búp sen giơ cao gần ngang đầu, ngón cái và ngón giữa bàn tay đỡ cuống sen, tay trái đặt ngửa lòng bàn tay trên chân phải ngang trước bụng. Chân khoanh chỉ lộ một bàn chân phải để chống tà ma. Tư thế này gọi là tượng Hoa Niên.

✔️ Toà sen là 3 lớp cánh sen. Hai lớp trên chồng lên nhau: lớp trên cánh sen nhỏ, lớp dưới so le nổi rõ cánh sen to. Lớp thứ 3, gần như đối xứng với cánh sen to ờ trên là một làn cánh sen rủ xuống, hình dung như lòng từ bi của Phật đang che chở cho muôn loài đã biết quy y hối cải.

✔️ Phía sau đức Phật là tấm phù điêu cách điệu của lá bồ đề bằng đồng dát vàng gắn hàng trăm pho tượng phật nhỏ cũng bằng đồng biểu hiện cho Phật pháp biến hoá vô biên, hiện hữu vô cùng theo quan niệm "trong cõi Sa Bà này không chỗ nào là không có Phật độ".

➡️ Ngày đưa tượng Phật Tổ về điện Pháp Chủ chùa Bái Đính là ngày 24 tháng 3 năm Bính Tuất, tức là ngày 21 tháng 4 năm 2006.

➡️ Pho tượng này đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, ngày 04 tháng 5 năm 2006.

Kiến trúc ở điện Pháp Chủ chùa Bái Đính

✔️ Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Mỗi tầng gồm bốn mái đều được lợp bằng ngói ống men nâu và một hành lang cổ lâu tạo độ cao nhằm thông không khí và lấy ánh sáng.

✔️ Trong điện Pháp Chủ gồm có 5 gian: gian trung đường ở giữa và 2 gian ở hai bên. Gian trung đường dài 13,50 mét. Hai gian hai bên trung đường, mỗi gian dài 8,13 mét.

✔️ Điện có 4 hàng cột gồm 56 cây cột trong đó, 2 hàng cột cái cao 22,60 mét và hai hàng cột phụ cao 17,20 mét. Xung quanh điện có 20 cột, cột con cao 9,00 mét với đường kính 0,70 mét. Ngoài hiên của điện có 20 cây chột cao 7,40 mét.

✔️ Tại điện Pháp Chủ, ở hai bên đức Phật là 8 vị hộ pháp Kim Cương bằng đồng còn gọi là Bát Bộ Kim Cang. Tám vị này có nhiệm vụ bảo vệ Phật pháp. Bốn vị vị bên hồi trái, 4 vị bên hồi phải đều quay mặt về chầu đức Phật.

✔️ Trong 8 pho Bát Bộ Kim Cang, 4 pho được các nghệ nhân huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) đúc và 4 vị còn lại được các nghệ nhân Hà Nội đúc.

Lưu ý khi làm lễ ở điện Pháp Chủ

✅ Khi bạn đến điện Pháp Chủ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni không được phép đi vào bằng cửa chính mà chỉ được đi bằng cửa ngách ở hai bên.

✅ Nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo thoải mái không nên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi.

✅ Bạn nên mang theo tiền lẻ để vừa vào lễ chùa vừa để quyên góp.

✅ Nên để tiền vào trong hòm công đức nhằm tạo ra mỹ quan cho chùa.

Những điều nhất chỉ có trong điện Pháp Chủ

🔆 Pho tượng đức Phật to và nặng nhất Việt Nam: pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn.

🔆 Ở gian Trung đường còn có một sập thờ khổng lồ bằng gỗ vàng tâm với diện tích bề mặt là 39m2 và dày 0,10m. Đây là sập thờ bằng gỗ lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của Việt Nam.

🔆 Bức hoành phi ở gian giữa dài 11,2m, rộng 4m, dày 0,06m, dùng hết 5 khối gỗ vàng tâm, nặng khoảng 3 tấn. Cửa võng ở dưới, chiều ngang 12,8m, chiều dọc theo cột là 8m, dày 0,llm, nặng khoảng 8,5 tấn, dùng hết 19 khối gỗ vàng tâm thành khí. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.

Đến du lịch Bái Đính, những Phật Tử nhất định không thể bỏ điện Pháp Chủ - địa điểm tâm linh nghiêm trang, vượng khí, nhưng không kém phần lộng lẫy. Nếu bạn có duyên, hóa duyên tại ngôi chùa Bái Đính này chắc chắn sẽ có 1 năm đầy Tài Lộc và Bình An.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
x
Antamtour.vn

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo