Đình Tam Chúc là một công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc. Nơi đây chứa nhiều điều bí ẩn tâm linh khiến hằng năm du khách đều phải quay lại với tour chùa Tam Chúc dịp đầu năm mới để cầu phúc một năm bình an, thịnh vượng.
Có lẽ ít ai biết đến Đình Tam Chúc ở đâu? Thờ ai? Bởi vị trí đặc biệt của nó. Nhưng giữa một thiên nhiên mệnh danh “Vịnh Hạ Long trên cạn” nơi chùa Tam Chúc lại có một đền thờ linh thiêng đến vậy.
- Giới thiệu Đình Tam Chúc
- Đường đi đến đình Tam Chúc
- Sự tích đình Tam Chúc
Giới thiệu Đình Tam Chúc
Địa chỉ: thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
✔️ Đình Tam Chúc - một công trình đặc biệt được xây dựng trên mặt hồ Lục Nhạc (hồ Tam Chúc ) thuộc quần thể kiến trúc của chùa Tam Chúc.
✔️ Bên cạnh các điểm check in cực hot ở du lịch Tam Chúc như: cây bồ đề linh thiêng tại chùa Tam Chúc, chùa Ngọc, Vạc Phổ Minh, các bức tranh chạm khắc đá của chùa Tam Chúc, Điện Tam Thế chùa Tam Chúc thì Thuỷ Đình Tam Chúc cũng là một góc check in thu hút rất nhiều bạn trẻ khi đến đây.
Đường đi đến đình Tam Chúc
✔️ Đình Tam Chúc là một hòn đảo tương đối biệt lập nằm giữa hồ, do đó để tham quan Đình làng Tam Chúc, du khách buộc phải đi tham quan bằng du thuyền.
Tham khảo giá vé du thuyền qua link:
✔️ Đình Tam Chúc nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã.
Liên hệ với An Tâm qua hotline 0988.558.322 để được hỗ trợ tư vấn cho chuyến du lịch Tam Chúc của bạn ngay thôi nào.
Sự tích đình Tam Chúc
Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.
Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, thì khi Trần Lãm mất, vua Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và sinh công chúa Đinh Thị Ngọc.
Vua Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu.
Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa. Tại di tích Nghề Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cũng được người dân đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vị thế là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng.
Khi vua Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá giúp dân Kim Bảng dựng chùa, trồng cấy và ổn định cuộc sống.
Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Riêng tại Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm, miếu Thượng ở Đồng Lạc, đình Lạc Nhuế ở xã Đồng Hóa, đền Đặng Xá ở xã Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý, đình Yến ở xã Thanh Hà,... là những di tích thờ Vua Đinh.
Bạn có muốn tận mắt khám phá những điều thú vị xoay quanh chùa Tam Chúc, đặc biệt là ngôi đình Tam Chúc này không. Mùa xuân này, hãy để Du lịch An Tâm đồng hành cùng bạn trong chuyến Tour chùa Tam Chúc 1 ngày nhé.
Thông tin chi tiết về chương trình du lịch Tam Chúc xin vui lòng liên hệ qua hotline 08.1800.3113